Nguyên nhân đầu tiên được chỉ ra là do nền kinh tế thị trường, chính sách tiền lương vẫn còn nhiều khó khăn trong khu vực công. Thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức tại một số địa phương bị chênh lệch so với mặt bằng thu nhập của người dân trên địa bàn. Ngoài ra còn do công tác quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch chuyên gia chưa được tốt, khu vực tư có nhiều chính sách thu hút hơn. Mặt khác, trong quá trình tinh giảm biên chế, bộ máy... một số cơ quan, đơn vị khối lượng công việc tăng, gây sức ép cho người lao động. Đợt cao điểm nghỉ việc vừa qua phần lớn trong ngành y tế, giáo dục do chịu ảnh hưởng rất lớn của dịch
Covid-19 bùng phát.
Vấn đề cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc đã được đưa ra thảo luận nhiều năm qua và đề xuất nhiều giải pháp nhưng chưa mang lại hiệu quả. Điều đó cho thấy, có nguyên nhân từ cơ chế, chính sách chậm được thay đổi.
Nhân dân và người lao động mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục có các giải pháp để từng bước nâng mức sống của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động. Bên cạnh giải pháp tinh giản biên chế để đảm bảo quỹ lương, cần có cơ chế trợ cấp cho những người thực làm, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện.
Trung ương đang họp Hội nghị lần thứ 6 nhằm hoàn thành về cơ bản việc triển khai nhiệm vụ quán triệt, thực hiện các nội dung, vấn đề lớn, cốt yếu của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Rất mong Đảng và Nhà nước tiếp tục có những quyết tâm mới, quyết sách mới, nhằm xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý có năng lực, uy tín để tổ chức tốt công việc, đổi mới mạnh mẽ hoạt động công vụ, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới.
Gửi phản hồi
In bài viết