Tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có
Tại các trường học luôn có phòng hướng nghiệp. Những thầy cô ở đó không chỉ am hiểu thị trường việc làm mà còn có liên hệ với nhiều nhà tuyển dụng.
Nếu chưa có mối quan hệ nào để tìm hiểu công việc hay chỉ dẫn bạn đi xin việc thì hãy liên hệ với những thầy cô này. Chắc chắn họ sẽ cho lời khuyên để ít nhất bạn biết nên trang bị kỹ năng nào và làm thế nào để trở thành ứng viên cạnh tranh. Chưa kể có thể chính họ giới thiệu cho bạn một công việc cụ thể, dù là bán thời gian, thực tập sinh nhưng nó là nền tảng để bạn có cơ hội cao hơn sau này.
Chủ động kết nối với người trong ngành
Nhiều sinh viên mới ra trường có tâm lý tự ti. Bạn luôn cho rằng mình quá nhỏ bé, không có kinh nghiệm nên không dám kết nối với những người có uy tín trong lĩnh vực bạn theo đuổi.
Thay vì suy nghĩ sai lầm đó thì bạn nên chủ động kết nối với họ. Có thể chỉ là qua mạng, nhưng dần theo thời gian, mối quan hệ đó có thể mang lại cơ hội công việc tốt cho bạn.
Một sai lầm thường gặp ở sinh viên tìm việc là dù rất yêu thích công việc nhưng không dám ứng tuyển vì tâm lý sợ trượt, sợ không đến lượt. Thế nhưng nếu không hành động thì bạn không thể có kết quả. Có thể không được chọn nhưng những trải nghiệm này giúp bạn có thêm bài học. Điều này có giá trị hơn nhiều so với việc chờ đợi công việc một cách thụ động hay mong chờ phép màu nào đó.
Sàng lọc dữ liệu xây dựng CV
Sinh viên mới ra trường khó tìm việc, nguyên nhân chính là do không có kinh nghiệm. Điều đó dẫn đến tình trạng bạn không biết viết gì trong CV. Trong khi các nhà tuyển dụng hầu hết đều yêu cầu ứng viên có ít nhất kinh nghiệm 6 tháng trở lên.
Bạn không nên quá lo lắng về điều này. Hãy chắt lọc, rà soát lại các hoạt động khi còn trên ghế nhà trường. Đó có thể là hoạt động ngoại khóa, các dự án trong và ngoài trường. Sau đó, chắt lọc đưa vào CV những kỹ năng, kinh nghiệm phù hợp.
Trong trường hợp kinh nghiệm hoàn toàn bằng không thì bạn vẫn có cách để thể hiện mình. Hãy chứng tỏ kỹ năng đã học qua CV. Bạn có thể sáng tạo CV bằng cách viết blog, làm video… Hãy biến CV thành câu chuyện về chân dung ứng viên. Hãy mô tả hành trình rèn luyện, ước mơ và mục tiêu của bạn. Đó là cách để nhà tuyển dụng thấy bạn có nội lực, cam kết nghiêm túc, có lí tưởng chứ không phải người chạy theo trend hay không có mục tiêu.
Tham gia ngày hội việc làm
Nhiều người chỉ ngồi một chỗ để tìm việc qua online mà quên đi khả năng kết nối và cơ hội công việc thông qua ngày hội việc làm.
Tìm việc trực tuyến giúp tiết kiệm thời gian nhưng không phải lúc nào bạn cũng có ngay câu trả lời. Trong khi đó tại ngày hội việc làm, bạn được đối thoại trực tiếp, được tìm hiểu nhu cầu việc làm với doanh nghiệp uy tín, với chuyên gia tuyển dụng giàu kinh nghiệm.
Thông qua đó, bạn có định hướng rõ ràng hơn về cách tìm việc và chọn công ty ứng tuyển, đồng nhận nhận được các cơ hội việc làm khác nhau để thử sức. Do đó, đừng bao giờ bỏ qua ngày hội việc làm trực tiếp.
Nộp CV có chủ đích
Khi sinh viên tìm việc thì nhiều người không muốn bỏ lỡ bất kể cơ nào. Họ rải CV theo kiểu chờ “vận may”, không được việc này thì việc khác.
Thực tế, khả năng bạn đạt được mục đích là thấp. Kể cả khi bạn trúng tuyển thì có thể đó là công việc không phù hợp. Điều đó khiến bạn mất thời gian, công sức và cơ hội khác.
Do vậy, hãy đầu tư vào chất lượng CV, cá nhân hóa nó để thu hút nhà tuyển dụng. Muốn làm được điều đó, bạn cần tìm hiểu kỹ về công ty, công việc ứng tuyển bởi mỗi công ty có văn hóa, sứ mệnh khác nhau. Sau đó, hãy nộp CV vào nơi bạn hứng thú, thấy phù hợp để tăng cơ hội.
Trên đây là một số điểm mà không nhiều sinh viên tìm việc biết áp dụng hiệu quả. Hy vọng chia sẻ trên giúp bạn hiểu rõ những cách tìm được việc làm đầu tiên phù hợp với bản thân một cách dễ dàng.
Gửi phản hồi
In bài viết