Với mục tiêu phát huy những ưu điểm, kết quả đạt được, quyết tâm khắc phục những hạn chế, thực hiện quyết liệt, có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; ngăn chặn, đẩy lùi các hành vi tham nhũng, tiêu cực; củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, giữ vững ổn định chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nghị quyết số 56-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về tăng cường lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng, giai đoạn 2021 - 2025” đã xác định rõ các quan điểm: Kiểm tra, giám sát là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, là nhiệm vụ thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu cấp ủy và tổ chức đảng.
Thực hiện đồng bộ công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, thanh tra, kiểm tra của Nhà nước, giám sát của Hội đồng nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội; kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”; với phương châm “giám sát phải mở rộng”, “kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm”, chú trọng việc tự kiểm tra, tự soi, tự sửa. Gắn kết chặt chẽ công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng với đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng xác định các nhiệm vụ , giải pháp trọng tâm đối với công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng từ nay đến hết nhiệm kỳ Đại hội XVII Đảng bộ tỉnh là: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện toàn diện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng; phòng ngừa, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm, không để xảy ra việc bao che, giấu giếm khuyết điểm, vi phạm; kết quả lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng là một trong những tiêu chí quan trọng trong kiểm điểm, đánh giá, xếp loại tổ chức đảng, đảng viên hàng năm.
Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng. Các cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp chủ động xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát đảm bảo sát với nhiệm vụ chính trị của đơn vị, địa phương, tập trung vào những lĩnh vực, địa bàn dễ xảy ra vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, các vụ việc nổi cộm, phức tạp, dư luận quan tâm. Tăng cường kiểm tra, giám sát, nhất là giám sát theo chuyên đề đối với cấp ủy viên, đảng viên thuộc diện cấp ủy quản lý, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị trong thực hiện trách nhiệm nêu gương, giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, việc thực hiện chức trách nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Chú trọng thực hiện tốt công tác tự kiểm tra, chủ động phát hiện, ngăn chặn vi phạm trong nội bộ. Ủy ban kiểm tra các cấp tăng cường kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, tập trung kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “ tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm...
Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng, góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng, gắn với đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, năng lực thực tiễn, tinh thông nghiệp vụ, có tính thần trách nhiệm cao, công tâm, khách quan, kiên quyết bảo vệ cái đúng, đấu tranh với cái sai. Quan tâm đầu tư, bố trí kinh phí, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện, phương tiện làm việc phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng. Tăng cường ứng dụng khoa học- công nghệ, nhất là công nghệ thông tin gắn với đổi mới lề lối làm việc, cải cách hành chính đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và hoạt động của ủy ban kiểm tra các cấp trong tình hình mới.
Gửi phản hồi
In bài viết