Ảnh minh họa: Mạnh Linh/Báo Tin tức
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, vốn trong nước giải ngân là 292.186,9 tỷ đồng (đạt 40,1% kế hoạch và đạt 43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).
Như vậy, tỷ lệ ước giải ngân 8 tháng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 của cả nước tăng khá nhiều so với cùng kỳ năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 đạt 39,15%). Trong đó, vốn trong nước đạt trên 43% (cùng kỳ năm 2022 đạt 40,87%), vốn nước ngoài đạt 25,95% (cùng kỳ năm 2022 đạt trên 14%).
Có 11 bộ, cơ quan trung ương và 33 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt từ 40%. Đặc biệt, một số bộ, địa phương, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (65,38%), Ngân hàng Nhà nước (62,75%), Ngân hàng Phát triển (100%), tỉnh Tiền Giang (62,12%), tỉnh Long An (66,18%) và tỉnh Đồng Tháp (66,94%). Song, vẫn còn 41 bộ, cơ quan trung ương và 30 địa phương chỉ giải ngân đạt dưới 40% kế hoạch vốn. Trong đó, có 33 bộ, cơ quan trung ương và 8 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 25% kế hoạch vốn.
Nguyên nhân dẫn đến giải ngân chậm là: Một số dự án đang hoàn thiện thủ tục đầu tư để phân bổ vốn, vì vậy chưa thể giải ngân kế hoạch năm 2023; một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đang đề nghị điều chỉnh giảm kế hoạch năm 2023 nên không phân bổ vốn năm 2023; vướng mắc liên quan đến biến động giá nguyên vật liệu, khó khăn trong nguồn cung...
Gửi phản hồi
In bài viết