Ảnh minh họa.
Theo đó, phương án 1 rút ngắn từ 6 bậc xuống 5 bậc như đề xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và đơn vị tư vấn, nhưng có thay đổi về cơ cấu tỷ trọng so với giá bán lẻ điện bình quân. Cụ thể, giá bán điện cho bậc 1 (100kW giờ đầu tiên) là 1.678 đồng/kW giờ; bậc 2 (từ 101 đến 200kW giờ) là 2.014 đồng/kW giờ; bậc 3 (từ 201 đến 400kW giờ) là 2.536 đồng/kW giờ; bậc 4 (từ 401 đến 700 kW giờ) là 3.020 đồng/kW giờ và bậc 5 (từ 701 kW giờ trở lên) là 3.356 đồng/kW giờ.
Trong phương án 2, Bộ Công thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt theo hướng rút ngắn từ 6 xuống 4 bậc. Cụ thể, giá cho bậc 1 (100kW giờ đầu tiên) là 1.678 đồng/kW giờ; bậc 2 (từ 101 đến 300 kW giờ) là 2.163 đồng/kW giờ; bậc 3 (từ 301 đến 700 kWgiờ) là 2.927 đồng/kW giờ và bậc 4 (từ 701kW giờ trở lên) là 3.076 đồng/kW giờ.
Bộ Công thương nhận định, phương án 1 có ưu điểm là đơn giản, dễ hiểu; nhược điểm là tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện cao từ 711kW giờ/tháng trở lên (chiếm khoảng 2% số hộ) phải trả tăng thêm.
Phương án 2 sẽ giảm bớt tác động tăng tiền điện do phần lớn các hộ sử dụng điện nằm trong dải sử dụng từ 100 đến 300 kW giờ, dễ áp dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý, tính toán hóa đơn tiền điện, phù hợp xu thế cải tiến cơ cấu biểu giá điện cho sinh hoạt tại một số nước trong khu vực.
Tuy nhiên, phương án này sẽ làm tăng tiền điện phải trả đối với các hộ có mức sử dụng từ 119 đến 232 kW giờ/tháng và các hộ có mức sử dụng hơn 806kW giờ/tháng, tác dụng thấp hơn trong việc khuyến khích khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.
Gửi phản hồi
In bài viết