Sẽ có nhiều hoạt động được tổ chức như: mỗi công đoàn cơ sở có ít nhất một sáng kiến đã được áp dụng hiệu quả; Tổ chức hoạt động “Cảm ơn người lao động”; tổ chức Phiên chợ Công nhân, chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; đối thoại, gặp gỡ giữa cấp ủy, chính quyền với công nhân, viên chức, lao động; chương trình “cảm ơn người lao động”, thể hiện sự trân trọng, ghi nhận người lao động…
Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp tại các nước, nhất là các nước láng giềng. Ở trong nước, nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại luôn thường trực từ nguồn nhập cảnh trái phép. Hơn nữa, đã xuất hiện hiện tượng lơ là, chủ quan, thực hiện không đúng, không đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định; xuất hiện hiện tượng ngại tiêm vaccine phòng bệnh...
Do đó, các cấp công đoàn cần cân nhắc lựa chọn quy mô, hình thức tổ chức Tháng Công nhân, Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động theo hướng thực chất, phù hợp, gắn với an toàn phòng chống dịch COVID-19.
Cần tăng cường cảnh giác với nguy cơ dịch bùng phát trở lại, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch; tuyên truyền vận động đoàn viên, người lao động thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế, nhất là đeo khẩu trang bắt buộc tại nơi công cộng, nơi làm việc, tại các sự kiện tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng.
An toàn dịch bệnh cũng chính là để Tháng Công nhân được an toàn, trọn vẹnn
Gửi phản hồi
In bài viết