HĐND tỉnh xem xét các báo cáo và nghị quyết trình kỳ họp

Trực tiếp- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tư, chiều nay 1/7, HĐND tỉnh khóa XIX nghe các báo cáo, xem xét và thông qua các nghị quyết trình kỳ họp.

17h07: Phiên họp kết thúc

Sáng mai 2/7, kỳ họp tổ chức phiên thảo luận. Báo Tuyên Quang online truyền hình trực tiếp trên baotuyenquang.com.vn và Fanpage Báo Tuyên Quang online

15h30: Xem xét các nghị quyết

Đồng chí Nguyễn Thế Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Nghị quyết quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021 - 2025.

Dự thảo Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc, tiêu chí, hệ số phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương theo đối tượng xã, huyện. Cụ thể: Xã đăng ký hoàn thành đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2022-2025, các xã đạt dưới 15 tiêu chí, các xã ATK chưa đạt chuẩn nông thôn mới hệ số 5; xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí hệ số 3; xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới hệ số 1. Hỗ trợ huyện Hàm Yên thực hiện hoàn thành đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Đồng chí Nguyễn Văn Lợi, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh.

Dự thảo Nghị quyết về phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 nêu rõ: Tổng kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 gồm: vốn ngân sách Trung ương giao 601.750 triệu đồng; vốn ngân sách địa phương đảm bảo bố trí đủ vốn đối ứng cho cả chương trình. Vốn ngân sách Trung ương giao thực hiện chương trình năm 2021- 2022: 195.660 triệu đồng. Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển theo hệ số xã, huyện.

51/52 đại biểu biểu quyết nhất trí thông qua 2 dự thảo Nghị quyết.

Dự thảo Nghị quyết Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và mức vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nêu rõ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nguyên tắc phân bổ vốn, tiêu chí, định mức và phương pháp phân bổ ngân sách; mức vốn đối ứng của ngân sách địa phương tối thiểu bằng 3% tổng vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện chương trình, bố trí vốn sự nghiệp đối ứng tối thiểu bằng 3% tổng vốn sự nghiệp ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện chương trình.

Đồng chí Hoàng Việt Phương, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Dự thảo Nghị quyết phân bổ kế hoạch vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang nêu: Giai đoạn 2021 – 2025, tổng kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước gồm vốn ngân sách Trung ương 503.457 triệu đồng, vốn đối ứng của ngân sách địa phương sẽ cân đối đảm bảo theo tỷ lệ quy định từ 70% trở lên. Phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước là 503.457 triệu đồng.

Năm 2022, tổng dự toán ngân sách nhà nước là 230.773,56 triệu đồng. Vốn được phân bổ chi tiết theo các dự án thành phần của chương trình hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo; đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; truyền thông và giảm nghèo về thông tin; nâng cao năng lực thực hiện chương trình.

Đại biểu biểu quyết bằng máy tính bảng.

52/52 đại biểu biểu quyết nhất trí thông qua dự thảo Nghị quyết Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn NSNN và mức vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

51/52 đại biểu biểu quyết nhất trí thông qua dự thảo Nghị quyết Phân bổ kế hoạch vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang.

Dự thảo Nghị quyết Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước trung hạn và hằng năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Dự thảo nêu rõ, vốn được phân bổ đảm bảo theo 7 nguyên tắc; tiêu chí, định mức và phương pháp tính toán, xác định nguồn vốn ngân sách Trung ương (vốn đầu tư và vốn sự nghiệp) phân bổ cho các sở, ban, ngành, cơ quan cấp tỉnh và các huyện, thành phố được quy định chi tiết.

Theo dự thảo Nghị quyết Phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh Tuyên Quang, tổng kế hoạch vốn và phân bổ vốn giai đoạn 2021-2025 là 1.910.281 triệu đồng; tổng dự toán và phân bổ ngân sách năm 2022 là 521.388 triệu đồng.

Vốn được phân bổ cho 10 dự án thành phần như: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị…

Thảo luận nội dung dự thảo các nghị quyết, đại biểu Tiêu Thị Hương, tổ đại biểu Thành phố Tuyên Quang đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ thêm về phụ lục 10 về tiêu chí biểu dương người uy tín tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đại biểu Phạm Ninh Thái, tổ đại biểu Yên Sơn cũng bày tỏ sự đồng tình với 2 dự thảo nghị quyết. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ thêm  về  việc bố trí vốn cho các xã mới về đích nông thôn mới.

Đại biểu Đàng Thị Hiền, tổ đại biểu Na Hang – Lâm Bình đề nghị UBND có cơ chế đặc thù về thiết kế mẫu đường bê tông, nhà văn hóa cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đại biểu Phạm Ninh Thái, tổ đại biểu Yên Sơn.

Làm rõ hơn các nội dung của dự thảo nghị quyết, đại biểu Ma Quang Hiếu, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết, các nghị quyết được xây dựng trên các căn cứ văn bản pháp luật và tình hình thực tế tại địa phương. Đối với nội dung xây dựng cơ chế đặc thù về thiết kế mẫu đường bê tông, nhà văn hóa cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ban Dân tộc đã làm việc cụ thể với các ngành, địa phương liên quan để trong thời gian sớm nhất khi Nghị quyết được thông qua sẽ được triển khai hiệu quả.

Đối với 4 xã về đích nông thôn mới năm 2021 sẽ không được phân bổ vốn theo dự thảo nghị quyết, Giám đốc Sở Tài Chính Hà Trung Kiên cho biết sẽ tham mưu cho UBND về giải pháp để thực hiện trong thời gian tới.

52/52 đại biểu biểu quyết nhất trí thông qua dự thảo 2 nghị quyết.

14h30: Nghe báo cáo giám sát chuyên đề

Ban VH-XH báo cáo kết quả giám sát chuyên đề việc sắp xếp trường, điểm trường, lớp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú và triển khai chương trình sách giáo khoa mới trên địa bàn tỉnh.

Năm học 2021 - 2022, toàn tỉnh có 468 trường, 812 điểm trường lẻ, giảm được 6 trường, 72 điểm trường lẻ, giảm 10 lãnh đạo, 11 nhân viên và 121 giáo viên so với năm học 2020 - 2021. Thực hiện chuyển đổi 7 trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú. Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 được thực hiện theo lộ trình. UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa gồm 5 bộ sách thực hiện đối với khối lớp 1, lớp 2, lớp 6 trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, còn 11/50 điểm trường lẻ chưa được sắp xếp về điểm trường chính. Việc xây dựng kế hoạch sắp xếp điểm trường, lớp học ở một số địa phương chưa phù hợp và sát với thực tế. Việc thực hiện hợp nhất, thành lập, chuyển đổi một số trường chưa thực hiện do các trường mới được đầu tư xây dựng khối phòng học, còn thiếu phòng ở bán trú, phòng ăn, bếp ăn và các công trình phụ trợ phục vụ công tác bán trú; chưa có kinh phí đầu tư cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy học, công tác nội trú, bán trú ở nhiều trường còn khó khăn, nhất là các trường mới thực hiện chuyển đổi, hợp nhất.

Đại biểu dự kỳ họp.

Việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 tại các trường học còn một số khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện và chất lượng dạy học như: đồ dùng, thiết bị dạy học tối thiểu, sách giáo khoa, tài liệu giáo dục địa phương thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới tại các trường do Sở Giáo dục và Đào tạo trang cấp còn chậm; thiếu giáo viên dạy Tiếng Anh, Tin học.

Ban Pháp chế báo cáo giám sát về thực thi công vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước và công chức. Kết quả, tỉnh đã hoàn thành sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy của 20/20 cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính thuộc UBND tỉnh. Sau sắp xếp tổ chức bộ máy, cấp tỉnh giảm 38 phòng chuyên môn nghiệp vụ và tương đương; cấp huyện giảm 8 phòng và tương đương, giảm 187 lãnh đạo, quản lý. Đến nay đã thực hiện sắp xếp giảm 71 đơn vị sự nghiệp công lập, 159 đầu mối, giảm 269 lãnh đạo, quản lý thuộc đơn vị sự nghiệp công lập.

Chất lượng thực thi công vụ của các cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức có kết quả tiến bộ, tích cực; các quyết định và hành vi hành chính của các cơ quan có thẩm quyền đã được nhân dân chấp hành, số lượng án hành chính do Toà án nhân dân hai cấp thụ lý trong 6 tháng đầu năm 2022 giảm 18 vụ so với cùng kỳ.

Báo cáo giảm sát chỉ rõ những hạn chế như: Bộ máy, tổ chức hoạt động sau sáp nhập ở một số cơ quan, đơn vị còn có khó khăn, vướng mắc; việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện theo quy định của Trung ương, chỉ đạo của tỉnh còn chậm; việc ban hành quy định, quy chế thực hiện nhiệm vụ tại một số cơ quan, đơn vị còn hạn chế; việc thực thi nhiệm vụ của đội ngũ công chức còn một số hạn chế; công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ có việc chưa chặt chẽ…

Ban Pháp chế kiến nghị với UBND tỉnh chỉ đạo rà soát, xây dựng, bổ sung các quy định bảo đảm chặt chẽ, hạn chế việc cán bộ, công chức lợi dụng làm trái quy định trong thực thi hoạt động công vụ; khẩn trương tuyển dụng công chức, viên chức; tập trung khắc phục và cải thiện mạnh mẽ các chỉ số thành phần có điểm số thấp nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; thường xuyên kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ được cơ quan Nhà nước cấp trên giao.

Ban Dân tộc, HĐND tỉnh báo cáo giám sát chuyên đề về hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2019-2021.

Đồng chí Phan Thị Mỹ Bình, Phó Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh.

Trong 3 năm (2019 - 2021), UBND tỉnh và các huyện, thành phố đã bố trí trên 29 tỷ đồng từ ngân sách ủy thác cho Ngân hàng CSXH thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội; thành lập 2.380 tổ tiết kiệm và vay vốn với 81.760 tổ viên; thực hiện 19/19 chương trình tín dụng chính sách xã hội tại 1.733 thôn, xóm, tổ dân phố; tổng doanh số cho vay 3 năm đạt 2.863 tỷ đồng với 73.930 lượt hộ gia đình được vay vốn… góp phần giúp 19.499 hộ thoát nghèo, 19.293 hộ thoát cận nghèo; tạo việc làm mới cho trên 60.000 lao động; xây dựng 36.900 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn…

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền về tín dụng chính sách xã hội có nơi, có lúc chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao. Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong tập huấn, hướng dẫn khoa học kỹ thuật về sản xuất, chăn nuôi, cách thức làm ăn, sử dụng vốn vay cho các hộ gia đình vay vốn có nơi chưa đồng bộ dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn tín dụng chính sách còn có phần hạn chế, nhất là hộ nghèo. Một số tổ chức chính trị - xã hội cấp xã chưa thực hiện tốt các nội dung công việc được ủy thác theo quy định. Chất lượng tín dụng chưa bền vững, hằng năm vẫn còn nợ quá hạn phát sinh. Công tác huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn, huy động tiền gửi của nhân dân còn hạn chế.

14h00: Nghe báo cáo thẩm tra

Các đồng chí Thường trực HĐND tỉnh chủ trì phiên họp.

Ban VHXH, HĐND tỉnh báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội, chính sách tôn giáo 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ và giải pháp phát triển văn hóa - xã hội, chính sách tôn giáo 6 tháng cuối năm 2022.

Ban Văn hóa - Xã hội đã kiến nghị UBND triển khai kịp thời các giải pháp về thực hiện các nghị quyết, kế hoạch đã ban hành trong các lĩnh vực: giáo dục – đào tạo; y tế; văn hóa, thể thao, du lịch; bảo hiểm xã hội.

Đồng chí Nông Thị Bích Huệ, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo
Tỉnh ủy, Trưởng Ban VH-XH, HĐND tỉnh.

Ban Pháp chế, HĐND tỉnh báo cáo thẩm tra về tình hình thi hành pháp luật, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội 6 tháng đầu năm; phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Theo đó, công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường, hoàn thành 587/643 cuộc, phát hiện sai phạm, kiến nghị thu hồi ngân sách Nhà nước trên 3,7 tỷ đồng. Ban kiến nghị UBND tỉnh cần thực hiện các giải pháp trong lĩnh vực nội vụ, thanh tra, tư pháp, an toàn trật tự xã hội tại địa phương; tăng cường thanh tra kiểm tra chuyên ngành; xử lý nghiêm những hành vi nhũng nhiễu.

Đồng chí Phùng Tiến Quân, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy,
Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh.

Ban Dân tộc, HĐND tỉnh báo cáo thẩm tra về tình hình công tác dân tộc và thực hiện các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm; phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

6 tháng đầu năm, công tác dân tộc và thực hiện các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh tiếp tục quan tâm, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi; làm tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, nhất là ở cấp cơ sở; tổ chức tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; tiếp tục nắm chắc tình hình, quản lý địa bàn liên quan đến các hoạt động tôn giáo ở cơ sở; b. Bảo đảm an ninh trong tôn giáo, đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, vu cáo các thế lực thù địch.

Đồng chí Hà Quang Giai, Trưởng Ban Dân tộc, HĐND tỉnh.

Tuy nhiên, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, sinh con thứ 3 còn xảy ra; phòng học, công tình vệ sinh tại các trường học dân tộc nội trú, bán trú còn thiếu; công tác giảm nghèo tại vùng đồng bào dân tộc chưa thật sự bền vững; việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn hạn chế...

Ban Dân tộc kiến nghị UBND tỉnh cần sớm phân bố kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu giảm nghèo, tập trung ưu tiên các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chỉ đạo tổ chức, triển khai bố trí, sắp xếp ổn định dân cư thuộc diện di cư; thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, giảm nghèo, an sinh xã hội, an ninh trật tự đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Việt Hòa - Thu Hằng - Ngọc Hưng

Tin cùng chuyên mục