Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước tích cực thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời ban hành các thông tư hướng dẫn và thực hiện tái cấp vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội, lãi suất 0%/năm, không có tài sản bảo đảm để cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất.
Đến ngày 10-9-2021, Ngân hàng Nhà nước đã giải ngân tái cấp vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội với số tiền 367,5 tỷ đồng. Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân trên 63 tỉnh, thành phố với số tiền 280,5 tỷ đồng.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Vietnam Airline (VNA) vay và cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của VNA do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn thành xong việc tái cấp vốn cho các ngân hàng, trong đó, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeABank) tối đa 2.000 tỷ đồng, Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải (MSB) tối đa 1.000 tỷ đồng, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tối đa 1.000 tỷ đồng để các ngân hàng cho vay đối với Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA).
Ngoài các giải pháp hỗ trợ, các chính sách lãi suất được Ngân hàng Nhà nước điều hành đồng bộ. Từ năm ngoái đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã liên tiếp 3 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất với tổng mức giảm 1,5-2,0%/năm đối với lãi suất điều hành, giảm 0,6-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng; giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên đang ở mức 4,5%/năm.
Đồng thời, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp hơn, qua đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Gửi phản hồi
In bài viết