Trích đoạn rước dâu (Lễ tơ hồng) nghi lễ đám cưới của người Dao Đỏ của huyện Na Hang, dẫn đầu là đoàn nhạc lễ với dàn âm thanh đặc trưng của người Dao gồm kèn, trống, chiêng, chăm chọc được hoà tấu sôi động, rộn rã những bài ca mừng đám cưới.
Phần trình diễn của huyện Sơn Dương với nghi thức cúng thần tiên về trời của đồng bào Cao Lan. Nghi lễ gồm 4 phần gồm: thỉnh thần Sấm; báo cáo kết quả sản xuất; dâng lễ vật tiễn thần Sấm về trời; chúc thần Sấm về trời, hẹn năm sau trở lại.
Phần trình diễn của huyện Lâm Bình với màn trình diễn Lễ cấp sắc của đồng bào dân tộc Dao.
Thành phố Tuyên Quang với phần trình diễn hát văn Chúa bà đệ Nhất Tây Thiên, đệ Nhị Thượng ngàn, Chúa bà đệ Tam.
Đội văn nghệ huyện Chiêm Hóa diễn tiết mục tái hiện phần kéch lóng trong nghi lễ cúng mừng lúa mới của dân tộc Tày.
Đội văn nghệ huyện Yên Sơn với tiết mục lễ cấp sắc của người Dao Coóc Mùn. Theo phong tục người Dao Coóc Mùn khi con trai đủ 20 tuổi trở lên mới đủ điều kiện làm trưởng thành.
Nghi lễ gọi hồn là một trong những nghi lễ quan trọng trong đám tang của người Cao Lan ở xã Thành Long (Hàm Yên). Trước đây nghi lễ rất rườm rà phải tổ chức từ 5 đến 7 ngày. Ngày nay thực hiện nếp sống văn minh, việc tang lễ và nghi thức cúng chỉ trong 24 giờ.
Sau phần lễ chú rể mới được phép nhìn mặt cô dâu (trích đoạn đám cưới người Dao đỏ của huyện Na Hang).
Nghi lễ cấp sắc 3 đèn của người Dao tiền, thôn Khuổi Xoan, xã Hồng Quang (Lâm Bình).
Một phần trong nghi lễ cầu mùa của huyện Chiêm Hóa.
Gửi phản hồi
In bài viết