Các đồng chí Chủ trì Hội thảo.
Các đồng chí: Y Thanh Hà Nie Kđăm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Hội đồng Dân tộc của Quốc hội chủ trì, điều hành hội thảo.
Quang cảnh buổi làm việc.
Các đại biểu, chuyên gia, các nhà khoa học, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đã trao đổi, thảo luận đề xuất việc sử dụng các thuật ngữ, khái niệm trong xây dựng, ban hành và thực hiện chính sách pháp luật liên quan đến vùng dân tộc thiểu số và miền núi; các đối tượng vùng, con người, hộ gia đình, cộng đồng trong văn bản quy phạm pháp luật về dân tộc; những vấn đề đặt ra trong thực hiện chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội liên quan đến đối tượng phân vùng đặc biệt khó khăn, ATK, bãi ngang ven biển, hải đảo...
Đại biểu bộ, ngành Trung ương tại Hội thảo.
Tại phiên thảo luận, đại diện một số tỉnh, thành phố cũng đánh giá thực trạng việc triển khai chính sách pháp luật liên quan đến các quy định đối tượng vùng, dân tộc trên địa bàn. Đồng thời đề nghị tiếp tục triển khai chính sách, pháp luật liên quan đến các quy định đối tượng vùng dân tộc trong thời gian tới.
Trong đó, đề nghị Trung ương sớm ban hành bộ tiêu chí xác định thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn; phê duyệt danh sách thôn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để địa phương có cơ sở triển khai thực hiện; xem xét, nghiên cứu, tích hợp các tiêu chí xác định xã miền núi, vùng cao với tiêu chí phân định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc khu vực I, II, III thành bộ tiêu chí để thống nhất rà soát, áp dụng cho từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội.
Đại biểu các tỉnh, thành phố tại Hôi thảo
Cùng với đó, tiếp tục rà soát các chính sách hiện hành, tích hợp các chính sách tương đồng, tránh tình trạng manh mún, chồng chéo; cắt giảm các chính sách không hiệu quả, không còn phù hợp để khắc phục tình trạng dàn trải nguồn lực.
Song song với đó, xem xét ban hành chính sách về hỗ trợ bảo hiểm y tế, giáo dục cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở các xã khu vực III về đích nông thôn mới trở thành xã khu vực I nhằm giảm bớt khó khăn cho người dân. Các Bộ, ngành Trung ương nghiên cứu, đề xuất trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế đặc thù trong tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số...
Kết luận hội thảo, đồng chí Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Nie Kđăm nhấn mạnh: Một trong những vấn đề khoa học có ý nghĩa tác động và chi phối đến chính sách, pháp luật, hiệu quả của công tác dân tộc, chính sách dân tộc…là xác định nội hàm những khái niệm, thuật ngữ quan trọng, cơ bản trong các chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước có liên quan đến vấn đề dân tộc.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tại Hội thảo.
Có thể thấy trong thực tiễn xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về dân tộc, nhiều thuật ngữ, khái niệm được sử dụng rộng rãi, phổ biến nhưng chưa được xác định cụ thể về nội hàm hoặc chỉ được quy định chung chung, chưa rõ ràng; sự phân định giữa các khái niệm cũng chưa tách bạch, còn chồng chéo về phạm vi, đối tượng.
Theo đó, đã gây những khó khăn, vướng mắc nhất định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của một số cơ quan hữu quan, cả ở cấp Trung ương và địa phương, làm giảm hiệu quả, hiệu lực của các chính sách dân tộc.
Tuy nhiên, việc xác định nội hàm các thuật ngữ, khái niệm, tiêu chí quan trọng trong lĩnh vực dân tộc không phải là nhiệm vụ đơn giản. Qua Hội thảo hôm nay, các diễn giả đã có cách giải thích, xác định khác nhau với những cơ sở khác nhau.
Đồng chí đề nghị Tiểu ban Kinh tế - Ngân sách của Hội đồng Dân tộc tổng hợp đầy đủ ý kiến phát biểu, tham luận tại Hội thảo để gửi các cơ quan có liên quan tham khảo, khai thác trong quá trình xây dựng, hoạch định chính sách và tổ chức thi hành pháp luật trong lĩnh vực dân tộc.
Gửi phản hồi
In bài viết