Xuất khẩu lao động (XKLĐ) đã và đang mang lại lợi ích lớn về mặt kinh tế cho người lao động nhưng cũng có không ít hệ lụy: nhiều gia đình có tiền lại bị hao hụt hoặc mất đi hạnh phúc... Chính vì vậy, rất cần sự vào cuộc của chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng trong việc quản lý công tác xuất khẩu lao động. Cần tránh tình trạng chỉ chú trọng đến việc đưa được nhiều lao động đi xuất khẩu, mà chưa quan tâm đúng mức những vấn đề liên quan; để tránh những hệ lụy đáng buồn. Đây là góc nhìn của nhà báo Thái An trong chuyên mục Diễn đàn với tiêu đề: Cần tránh hệ lụy (trang 3).
Để phát huy nguồn lực xuất khẩu lao động cần "Coi trọng ý thức kỷ luật". Đó là quan điểm của nhà báo Đức Anh được chuyển tải trong chuyên mục Chuyện cuối tuần (trang 3). Tác giả khẳng định, cùng với hiệu quả thiết thực từ xuất khẩu lao động mang lại thì vẫn còn có người lao động xuất khẩu không đạt kết quả như mong muốn do chính ý thức kỷ luật làm việc của mình như đi làm không đúng giờ, không sử dụng đầy đủ bảo hộ lao động được trang bị, thiếu tinh thần đoàn kết với đồng nghiệp. Vì vậy, cùng với nâng cao chất lượng chuyên môn, tay nghề, trước khi đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật để người lao động nâng cao hiểu biết và tự giác chấp hành pháp luật, kỷ luật lao động của nước sở tại.
Công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong tiến trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, làm thay đổi tư duy, trình độ sản xuất của người lao động, góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Thực hiện chủ trương này, tỉnh Tuyên Quang đã triển khai nhiều giải pháp và đạt được những kết quả, giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, làm giàu hiệu quả. Toàn bộ nội dung này có trong các bài viết: Phát huy nguồn lực xuất khẩu lao động (Huy Hoàng, trang 2+3); Đừng để “tiền mất tật mang” (Thủy Châu, trang 4); Làng tỷ phú ( Trần Liên, trang 5).
Đọc Tuyên Quang cuối tuần kỳ này, chúng ta sẽ gặp lại nhà văn Ma làng - Trịnh Thanh Phong qua bài viết: Tác phẩm Ma làng trong luận văn tốt nghiệp (Quang Hòa, trang 6); gặp lại Người đẹp gốc Tuyên Quang từng được ví là “tiểu Lê Khanh” nhờ sở hữu gương mặt khả ái và lối diễn xuất linh hoạt, thu hút qua ghi chép: Mai Huê - một thời để nhớ (Giang Lam, trang 7).
Song hành với vấn đề thời sự, Tuyên Quang cuối tuần có các chuyên trang, chuyên mục giới thiệu các tác phẩm thơ, văn xuôi, truyện ngắn, tranh; ... để bạn đọc có thêm giây phút sống chậm ý nghĩa.
- Trang 8, truyện ngắn Tình yêu người lính cua Y Nguyên
- Trang 9 giới thiệu chùm thơ của Đỗ Huy Chí và bài thơ Nhịp cầu trẻ con - đoạt giải Nhất cuộc thi Tác phẩm tuổi xanh lần thứ nhất do báo Tiền phong và trường Viết văn Nguyễn Du tổ chức.
- Chuyên mục Đến với bài thơ (trang 9) hay giới thiệu bài thơ Bóng ruối rì rào của Lê Na.
- Trang 12 giới thiệu chùm tranh Sắc Hạ của họa sỹ Lương Ánh Hiện vừa được trưng bày tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội (từ 6 đến 11-5).
Ấn phẩm duy trì các chuyên mục Tản văn, Mỗi tuần một cuốn sách, Ẩm thực xứ Tuyên để ban đọc có thêm góc thư giãn ngày cuối tuần.
Trân trọng giới thiệu cùng độc giả!.
Gửi phản hồi
In bài viết