Bàn luận về chủ đề này, nhà báo Thái An có bài viết trong chuyên mục Diễn đàn với tiêu đề: Cần được quan tâm (trang 3).
Tác giả dẫn chứng: Ở tỉnh ta, nhiều địa phương đã tiến hành ươm nuôi và trồng thử nghiệm nhiều giống cây bản địa như cây lim xẹt hoa vàng, cây lôi khoai lá đỏ, cây dổi, trám, sấu... Để khuyến khích người dân trồng nhân rộng một số cây trồng bản địa, HĐND tỉnh cũng đã có nghị quyết về việc hỗ trợ cây giống chất lượng cao trên địa bàn tỉnh. Đây là cách làm đúng, góp phần nâng cao độ che phủ của rừng; tạo thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân; tạo điều kiện đầu tư phát triển du lịch sinh thái.
Tuy nhiên, theo Thái An, các loài cây bản địa khác cũng cần được quan tâm bảo tồn và nhân rộng, tránh tình trạng chỉ quan tâm cây ngoại nhập cho năng suất cao, đáp ứng thị hiếu nhất thời như đã dẫn ở trên. Nước ta có gần 80% dân số là nông dân, nên nông nghiệp vẫn mãi là ngành kinh tế cơ bản và mũi nhọn. Xuất khẩu nông sản cũng sẽ chỉ tăng được giá trị khi có những sản phẩm bản địa độc đáo, quý hiếm.
Bài viết: Khai thác "kho báu" thiên nhiên (trang 2) của Đức Anh cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin giá trị về cây bản địa: Theo cuốn Địa chí Tuyên Quang, trong 3.200 loài cây cỏ có thể dùng làm thuốc và cung cấp dược liệu cho ngành dược nước ta, Tuyên Quang có khoảng 700 loài thuộc 139 họ, 6 ngành thực vật bậc cao. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 460ha cây dược liệu được trồng theo các chương trình, dự án và trồng tự phát trong dân. Những kết quả bước đầu về phát triển các mô hình trồng cây dược liệu ngoài gỗ dưới tán rừng đáng được khích lệ như tạo việc làm cho người lao động, chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở nông thôn, tăng nguồn thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân.
Song, tác giả cho rằng, cần đẩy mạnh chuyển giao khoa học công nghệ cho người dân, hình thành các hợp tác xã hoặc nhóm sản xuất để cùng nhau học tập, trao đổi kinh nghiệm về trồng cây dược liệu, sơ chế, bảo quản, quảng bá sản phẩm... Người dân cũng cần được hỗ trợ về vốn, đầu ra cho sản phẩm để tận dụng, khai thác hiệu quả "kho báu" từ thiên nhiên.
Xoay quanh chủ đề thời sự này, ấn phẩm có các bài viết đáng chú ý sau:
- Giá trị từ cây bản địa của Trần Liên (trang 2+3)
- Báu vật của rừng xanh của Đoàn Thư (trang 4)
- Cường Đạt ngát hương quế của Thủy Châu (trang 5)
Cùng với nội dung thời sự, ấn phẩm dành tặng bạn đọc yêu văn chương chuyên trang văn học, nghệ thuật với những bài viết nhẹ nhàng:
- Truyện ngắn Chè chốt (trang 8) của Lê Na. Tác phẩm vừa đoạt giải Nhì cuộc thi Truyện ngắn Tuyên Quang năm 2022.
- Thơ (trang 9): Tiếng khèn và gió núi (Đức Sơn), Giữa mùa giêng hai (Nguyễn Minh Thuận), Về hội xuân Chiêm Hóa (Tạ Bá Hương), Lối về (Đỗ Văn Xuân).
Bên cạnh đó, để bạn đọc có thêm góc thư giãn cuối tuần ý nghĩa, ấn phẩm duy trì chuyên mục Tản văn, Mỗi tuần một cuốn sách, Ẩm thực xứ Tuyên...
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Gửi phản hồi
In bài viết