Đón đọc báo Tuyên Quang cuối tuần với chủ đề Những công dân số

- Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Ở Tuyên Quang, quá trình chuyển đổi số được thực hiện như nào? Kết quả đạt được ra sao? Nội dung này có trong ấn phẩm Tuyên Quang cuối tuần với chủ đề Những công dân số. Báo phát hành ngày 11-12.

Muốn chuyển đổi số phải có "Công dân số - công dân học tập suốt đời". Thông điệp này được nhà báo Mai Linh đưa ra trong chuyên mục Chuyện cuối tuần (trang 2).

Bài báo dẫn chứng, một trong 3 khâu đột phá chiến lược được Đại hội XIII của Đảng xác định trong Nghị quyết là “ chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số”. Để thực hiện được nhiệm vụ này không ai khác ngoài các công dân số. Từ đó, tác giả cho rằng, muốn là những công dân số hiểu biết về khoa học công nghệ thì phải học tập suốt đời. Có như vậy chúng ta mới khai thác tốt tiềm năng của con người, biến thành động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng quan điểm với nhà báo Mai Linh, tác giả Thái An khẳng định, muốn chuyển đổi số, trước hết "Cần chuyển đổi chính mình" (trang 3).  

Bài báo dẫn lời của Thủ tướng Chính phủ tại Diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ ba về công nghiệp 4.0 do Ban Kinh tế trung ương tổ chức: "Muốn chuyển đổi số, công nghệ số phải có xã hội số, công dân số” Bởi công dân số là thành tố quan trọng, có tính quyết định của chuyển đổi số. Công dân số là tất cả mọi người trong xã hội, chứ không chỉ là những kỹ sư công nghệ thông tin hay một vài cơ quan, đơn vị dịch vụ công hay thực hiện chuyển đổi số. Vậy nên, mỗi cá nhân nên tự chuyển đổi chính mình thành những công dân số, để tự tin, chủ động trong xã hội số.

Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Tuyên Quang đã hành động quyết liệt và đạt được những kết quả quan trọng. Nội dung này có trong các bài viết:

- Những công dân số, tác giả Thủy Châu (trang 2+3).

- Phát huy vai trò trung tâm của người dân (trang 4).

- Tự tin những “nông dân số”, tác giả Trần Liên (trang 5)

 Không gian văn học nghệ thuật số này, mời các bạn lắng lại lòng mình, cùng thưởng thức các nhạc phẩm của nhạc sỹ Phú Quang - người nhạc sỹ tài hoa có nhiều đóng góp cho âm nhạc Việt Nam vừa ra đi vào cõi vĩnh hằng: Em ơi, Hà Nội phố, Hà Nội ngày trở về, Biển nỗi nhớ và em, Đâu phải bởi mùa thu...  

Vẫn trong dòng cảm xúc lắng đọng ấy, độc giả đón đọc truyện ngắn:

- Bài thuốc quý của bà Lia, truyện ngắn Dương Đình Lộc (trang 8).

- Các tác phẩm thơ: Nhớ ngày xa của Đinh Xuân Trường, Tiếng ngựa vùng cao của Đức Sơn, Với mùa xuân sẽ đến của Bùi Việt Phương, Đêm vọng lời ru của Đỗ Gia Tuấn Anh (trang 9).

Chuyên mục Nhịp cầu nhân ái kỳ này là hoàn cảnh đầy khó khăn của anh Nguyễn Văn Tĩnh, thôn Hợp Long 2, xã Yên Nguyên (Chiêm Hóa). Không may bị điện cao thế giật trong lúc đang làm việc, anh bị hoại tử cánh tay phải và nguy cơ chân phải cũng bị hoại tử, suy đa tạng. Hiện anh đang điều trị tại Viện bỏng Trung ương - Hà Nội. Gia đình anh thuộc diện cận nghèo, vì vậy rất mong các nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ thêm kinh phí để anh điều trị.

Các chuyện mục Tác giả - tác phẩm, Mỗi tuần một cuốn sách, Tản văn, Ẩm thực xứ Tuyên, Quốc tế, Tin tốt trong tuần... tiếp tục mang đến nhiều thông tin bổ ích.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Tin cùng chuyên mục