Các thế lực thù địch tập trung xuyên tạc, chúng cho rằng công tác phòng chống tham nhũng của Đảng chỉ là sự “thanh lọc” trong nội bộ chứ không phải vì mục đích phục vụ sự phát triển của đất nước. Chúng còn xuyên tạc rằng: tham nhũng là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, thể chế một đảng không thể chống được tham nhũng... Chúng lợi dụng một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, phai nhạt mục tiêu, lý tưởng và những yếu kém, khuyết điểm, hạn chế của ta để tìm đủ mọi cách làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, chia rẽ trong nội bộ Đảng.
Chúng ta đều biết, tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực, là sản phẩm của sự tha hóa quyền lực, là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ. Từ những tác hại tiêu cực của tham nhũng, cùng với sự xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải có lập trường vững vàng để đấu tranh với những quan điểm sai trái, đồng thời thực hiện nghiêm công tác phòng, chống tham nhũng.
Phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa khó khăn, phức tạp, vừa cấp bách, lâu dài. Chính vì vậy, công tác phòng, chống tham nhũng đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội; sự đồng lòng nhất trí của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện tránh xa những cám dỗ vật chất, không có những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, để củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân với Đảng, thực hiện thành công hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Gửi phản hồi
In bài viết