Thực tế đã cho thấy, vấn đề tham nhũng, tiêu cực không phải chỉ ở cấp trung ương mà xảy ra từ cấp xã đến huyện, tỉnh. Đã có không ít cán bộ chủ chốt ở một số địa phương nhúng chàm, bị truy tố trước pháp luật. Do vậy, việc thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh như là “cánh tay nối dài của trung ương” nhằm giải quyết một cách kịp thời những vấn đề còn bức xúc trong dân, những vấn đề còn tồn đọng, tiêu cực, tham nhũng ở địa phương.
Nhân dân phấn khởi nhận thấy Ban Chỉ đạo trung ương đã làm rất tốt nhiệm vụ trong thời gian qua và được cán bộ, đảng viên, nhân dân đánh giá cao. Nên mong muốn Ban chỉ đạo cấp tỉnh sau khi thành lập sẽ tiếp tục tinh thần ấy, hoạt động sao cho thật hiệu quả, đạt được các yêu cầu, kỳ vọng đặt ra về việc không có vùng cấm, không chịu bất cứ áp lực nào trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Có như vậy, cuộc chiến chống “giặc nội xâm” được liền mạch, đồng bộ, chặt chẽ, thống nhất theo hệ thống từ trung ương đến địa phương, nhằm góp phần ngăn chặn từ sớm, từ xa các vi phạm, tham nhũng.
Gửi phản hồi
In bài viết