Đến với loạt truyện ngắn, người đọc sẽ bị cuốn hút vào “Gió hang” của Vương Huyền Nhung; “Ngôi miếu thờ trên núi Cham Chu” của Dương Đình Lộc; “Gió vẫn thổi qua mùa khô” của Đỗ Tiến Thuỵ; “Ranh giới mong manh” của Đặng Thị Thuý… Nhiều câu truyện được gắn với vùng đất, địa danh cụ thể của núi rừng xứ Tuyên, vừa thân thương, vừa huyền ảo, với những mối nhân duyên kỳ lạ, vượt qua sức tưởng tượng của một người bình thường, đọng lại cho người đọc nỗi niềm bâng khuâng khó tả.
Tạp chí số này quy tụ được nhiều tranh, ảnh đẹp của các tác giả, điển hình là tranh bìa 1, bìa 4 của nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam với tạo hình đẹp, toát lên sự lãng mạn, siêu thực sẽ gợi cho chúng ta những suy ngẫm về cuộc đời, về dòng thời gian và thế giới quanh ta.
Chuyên mục Hướng tới Đại hội Hội VHNT tỉnh lần thứ VII, qua bài viết của nhà văn Trịnh Thanh Phong, người đọc sẽ hiểu hơn về nhà thơ Nông Quốc Chấn với văn nghệ sỹ Tuyên Quang, người đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển Chi hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam tại tỉnh. Bài viết “Bồi dưỡng cây bút trẻ cho sự nghiệp văn học nghệ thuật” là sự trăn trở của tác giả Nguyễn Bình và nỗi niềm của rất nhiều người có tâm huyết với sự phát triển của văn học nghệ thuật tỉnh nhà.
Tạp chí còn có nhiều bài viết cung cấp cho độc giả những tư liệu quý về lịch sử phát triển của tỉnh, như: “Mốc thời gian và bước ngoặt lịch sử”; “Tuyên Quang từ phà đến cầu”; “Tuyên Quang ngày ấy bây giờ”; “Dấu tích thành nhà Bầu ở Tuyên Quang”…
Trang thơ với sự góp mặt của rất nhiều tác giả: Ngọc Hiệp, Lê Na, Lê Tuấn Lộc, Tống Đại Hồng, Hàn Thanh Duy, Lê Thành Ngọc, Lê Nguyệt Minh, Cao Xuân Thái… Âm nhạc với ca khúc “Về Tuyên Quang đi em” của tác giả Vương Vình.
Cùng nhiều bài viết ý nghĩa ở những chuyên mục khác.
Kính mời quý độc giả đón đọc!
Gửi phản hồi
In bài viết