Vượt lên số phận
Dưới tiết trời nắng gắt của những ngày đầu tháng 6, tôi ghé thăm gian hàng của Hợp tác xã Thổ cẩm Lâm Bình. Tại đây, du khách đều trầm trồ trước những sản phẩm đặc sắc của các dân tộc do những người phụ nữ huyện Lâm Bình làm nên trong đó có sản phẩm của người mẹ đơn thân bị khiếm thính Nguyễn Thị Thủy.
Mẹ chị Thủy - bà Nguyễn Thị Trường kể, ngay từ khi sinh ra Thủy đã không có khả năng nghe, nói được. Cha mẹ nhìn con mà rơi nước mắt; mang con đi chạy chữa khắp nơi, nhưng cũng không làm được gì. Tới tuổi đi học, do nhà nghèo, đông con và khiếm khuyết của mình, Thủy không được đến trường như các bạn cùng trang lứa mà chỉ quanh quẩn ở nhà. Lớn lên thì Thủy theo bố mẹ ra đồng làm ruộng, làm nương, những lúc mẹ rảnh rỗi ngồi dệt, Thủy cũng mày mò học theo.
Chị Nguyễn Thị Thủy và những sản phẩm thổ cẩm do chính tay mình làm ra.
Thấy con học nghề khá nhanh, lại chăm chỉ, bà Trường đã dìu dắt, truyền thêm đam mê, cũng như dạy nghề dệt cho con. Mẹ con hiểu được ngôn ngữ của nhau nên việc hướng dẫn, truyền dạy cũng không gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên trong thời gian mẹ truyền nghề cho Thủy mới thấy được cái khó của nghề, không ít lần thất bại, tưởng chừng bỏ cuộc giữa chừng, nhưng nhờ nỗ lực của bản thân, Thủy đã vượt qua và lần lượt cho ra đời nhiều sản phẩm mang bản sắc của riêng chị.
Năm 2013, chị Thủy sinh được một cháu trai, biết rằng cuộc sống sẽ nhiều khó khăn hơn trước, vì ngay bản thân chị vẫn còn đang phải phụ thuộc vào bố mẹ, anh em họ hàng và làng xóm. Là người khiếm thính và quyết định trở thành mẹ đơn thân, chị Thủy đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách.
Trước đó, chị cũng chưa từng nghĩ đến việc bản thân sẽ có con. Qua người mẹ làm phiên dịch, chị Thủy chia sẻ: “Khi tôi biết mình có em bé và xác định sẽ sinh con, tôi đã phải suy nghĩ rất nhiều. Tôi chưa chuẩn bị tinh thần và cũng chẳng biết nuôi con như thế nào khi mà bản thân nhiều việc vẫn còn phải phụ thuộc vào gia đình. Lúc đó, tôi có rất nhiều nỗi lo. Khó khăn lớn nhất của tôi là rất sợ em bé bị ốm hoặc bị một vấn đề gì đó tôi không biết xoay sở kiểu gì. Nhưng khi nuôi con, tôi đã cố gắng tìm mọi việc để làm như đi làm phụ hồ, gặt thuê, rửa bát...”.
Chị Nguyễn Thị Thủy cùng mẹ trưng bày sản phẩm thổ cẩm.
Vòng tay yêu thương
Đầu năm 2023, thấy được hoàn cảnh và năng khiếu của Thủy, chị Ma Thị Hồng, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho Thủy về làm tại gian hàng giới thiệu sản phẩm của Hợp tác xã Thổ cẩm Lâm Bình. Chị Hồng cũng nhận các em khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn, có khả năng lao động về đào tạo nghề.
“Tôi nghĩ làm như vậy không chỉ giúp Thủy có thể kiếm sống, vượt qua mặc cảm, hòa nhập với xã hội mà còn giảm gánh nặng cho gia đình, qua đó phát huy được tinh thần tự tôn cho em”. “Mặc dù Thủy bị khiếm thính, nhưng Thủy học và làm theo các sản phẩm dệt, hoa văn trơn rất nhanh. Bình quân mỗi ngày Thủy cũng có thu nhập từ 200 - 250 nghìn đồng/ngày từ nghề dệt và làm tại cửa hàng” - chị Hồng nói.
Chị Hoàng Thị Nga, xã Trực Đại, huyện Trực Ninh (Nam Định) là khách hàng thường xuyên của gian hàng cho biết, mặc dù Thủy bị khiếm thính, mọi giao tiếp với khách hàng đều phải viết ra giấy hoặc thông qua bạn bè, người thân của mình nhưng Thủy rất khéo tay, các sản phẩm của em đều rất đẹp, mình rất ưng ý các họa tiết, hoa văn em làm ra.
Chị Nguyễn Thị Thủy đang chăm chút cho từng sản phẩm của mình.
Tuy không thể nghe nói được, song với những sản phẩm làm mê đắm lòng người của mình cùng với tính cách gần gũi, chan hòa nên mỗi khi có khách, Thủy giới thiệu sản phẩm qua cử chỉ của mình trên từng sản phẩm, khách nào không hiểu thì em chỉ vào số điện thoại để khách gọi điện để được tư vấn thêm hoặc nhờ mẹ và các em làm cùng phiên dịch giúp.
Câu chuyện của chị Thủy chầm chậm hòa vào tiếng mưa rả rích nơi phố núi. Với chị, vừa có nghề, vừa có thu nhập là hạnh phúc lớn lao nhất của cuộc đời. Hình ảnh đôi tay ra hiệu, múa máy với những tiếng ú ớ không rõ từ chị Thủy vẫn đọng mãi trong tâm trí tôi.
Chị Thủy chia sẻ, được tiếp xúc nhiều với người dân tộc thiểu số, nhìn trang phục, các loại vải họ tự dệt thủ công, chị đã tự mày mò, đi học của các bà, các chị trong huyện để làm ra các sản phẩm mang đúng bản sắc của từng dân tộc. Lúc ở cửa hàng ngoài những lúc bận sắp xếp bố trí gian hàng, giới thiệu sản phẩm cho khách, chị Thủy tranh thủ ngồi dệt, về nhà những lúc rảnh rỗi chị cũng ngồi dệt.
Khi kể về con đường gập ghềnh đã trải qua gần 30 năm, chị Thủy say sưa, hứng khởi bao nhiêu thì chị lại xúc động bấy nhiêu khi nói về tổ ấm, làm mẹ. Có lẽ với chị, hạnh phúc đã thực sự “nở hoa” và đó là những giọt nước mắt ngọt ngào n
Gửi phản hồi
In bài viết