Tham dự kỳ họp có các đồng chí: Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đại diện Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương; lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, huyện, thành phố.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Tạo sức hút từ Lễ hội Thành Tuyên
Hội nghị đã triển khai, quán triệt Công điện của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài; về chấn chỉnh hoạt động thị trường trái phiếu doanh nghiệp và đấu giá quyền sử dụng đất. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các tổ chức tín dụng tập trung cho vay sản xuất, xây dựng hạ tầng, hạn chế cho vay đầu tư bất động sản, tránh tăng giá, thổi giá, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh. Các ngành chức năng tập trung xử lý các sai phạm về đất đai, mua sắm vật tư y tế.
Kế hoạch tổ chức Lễ đón nhận Bằng ghi danh của UNESCO di sản văn hóa phi vật thể “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” và Lễ hội Thành Tuyên năm 2022 có sự tham gia của 11 tỉnh, gồm Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai. Lễ hội Thành Tuyên được tổ chức quy mô cấp tỉnh, mời các địa phương có quan hệ hợp tác với tỉnh Tuyên Quang thuộc Nhật Bản, Hà Quốc, Thái Lan, Lào tham dự. Thời gian tổ chức các hoạt động chính dự kiến trong 3 ngày, từ ngày 8 đến 10-9-2022. Các hoạt động chính gồm Lễ đón nhận Bằng ghi danh của UNESCO, Đêm hội Thành Tuyên và các hoạt động khác như tổ chức chung kết cuộc thi “Nữ sinh thanh lịch”; trưng bày, giới thiệu không gian văn hóa, nghi lễ sinh hoạt truyền thống các dân tộc…
Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình bày kế hoạch tổ chức Lễ hội Thành Tuyên năm 2022.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên 3 năm qua không tổ chức Lễ hội Thành Tuyên bảo đảm an toàn sức khỏe cho người dân và du khách. Tuy nhiên, hiện nay, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin đã được bao phủ, việc tổ chức lễ hội là cần thiết để kích cầu du lịch, dịch vụ. Việc tổ chức lễ hội gắn một sự kiện sẽ tạo dấu ấn quan trọng thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Thành phố phải định hướng cho các tổ dân phố xây dựng các mô hình độc đáo, tránh trùng lặp để tạo sự hấp dẫn. Các mô hình phải có ý tưởng thể hiện khát vọng và chí ý vươn lên của người dân Tuyên Quang. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cho rằng, cần giao một số hoạt động tại lễ hội về các huyện để tạo sự thích ứng, lan tỏa trong các tầng lớp nhân dân; khuyến khích các doanh nghiệp giới thiệu các sản phẩm OCOP của tỉnh tại hội chợ thương mại. Từ nay đến thời điểm diễn ra lễ hội phải hoàn thành xây dựng kết cấu hạ tầng 2 bờ sông Lô, thiết kế các đảo hoa; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho du khách. Các ngành chức năng kiểm soát chặt chẽ giá cả các mặt hàng, không để xảy ra tình trạng nâng giá, tạo hình ảnh không tốt đối với du khách. Công tác truyền thông phải được được tăng cường, bài bản, khoa học để du khách nắm bắt kịp thời.
Triển khai các giải pháp giảm nghèo bền vững
Hội nghị cho ý kiến về Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025. Đề án đặt ra mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh giảm bình quân trên 3%/năm, trong đó hộ nghèo dân tộc thiẻu số giảm bình quân từ 4%/năm trở lên; phấn đấu giảm ½ số hộ nghèo và hộ cận nghèo so với đầu nhiệm kỳ; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4%/năm trở lên; đến năm 2023 không còn hộ nghèo có thành viên là đối tượng người có công với cách mạng…
Các giải pháp giảm nghèo bền vững chủ yếu là hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo tín dụng ưu đãi phát triển kinh tế; hỗ trợ phát triển sản xuất, ổn định sinh kế, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hộ nghèo; đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng…
Phát biểu thảo luận tại hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các ngành, các địa phương xác định nguồn lực cho công tác giảm nghèo; nguyên nhân nghèo để có biện pháp hỗ trợ hiệu quả, giúp hộ nghèo vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no…
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Việt Phương phát biểu tại hội nghị.
Thêm cây cầu bắc qua sông Lô
Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng cho ý kiến vào đề xuất dự án đầu tư xây dựng cầu Minh Xuân, cầu và đường dẫn cầu Trường Thi, thành phố Tuyên Quang và đề xuất dự án đầu tư xây dựng đường từ Trung tâm thành phố Tuyên Quang đi khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm.
Đây là 2 dự án sử dụng vốn vay ODA. Dự án xây dựng cầu Minh Xuân bắc qua sông Lô, kết nối thành phố với các xã phía Bắc của huyện Yên Sơn và phía Nam của huyện Chiêm Hoá theo tuyến Quốc lộ 2C; xây dựng cầu và đường dẫn cầu Trường Thi, bắc qua sông Lô kết nối thành phố Tuyên Quang với Quốc lộ 37, Quốc lộ 2C, đường Hồ Chí Minh và đường Quốc lộ 2; xây dựng hoàn thiện 8,1 km, kết nối hoàn chỉnh Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm với thành phố Tuyên Quang, mở rộng thành phố về phía Tây. Đây là những dự án nhằm phát triển đồng bộ, hiện đại kết cấu hạ tầng kết nối với các khu vực kinh tế trọng điểm trong và ngoài tỉnh, là tiền đề để đưa thành phố Tuyên Quang đạt đô thị loại I vào năm 2030.
Tại hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến phân bổ nguồn vốn ngân sách địa phương năm 2022 để thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hàm Yên năm 2022; kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 10-2-2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; nội dung, chương trình kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh; bản thảo chuyên đề năm 2022 học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy ý chí tự lực, tự cường, đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, góp phần xây dựng nền hành chính hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững…
Gửi phản hồi
In bài viết