Nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống |
Trong suốt quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với công tác văn hóa. Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc được Đảng ta xác định tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII). Đại hội IX, Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; cần phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Ngày nay, sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc không chỉ được đánh giá bằng tăng trưởng kinh tế, tổng sản phẩm trong nước mà còn bằng các chỉ số: thu nhập cao, giáo dục tốt, sức khỏe và dinh dưỡng ở mức cao, nghèo khổ thấp, môi trường trong sạch, có cuộc sống văn hóa cao... Để văn hóa phát triển, những năm qua, cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp đã nghiêm túc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng về công tác văn hóa, từ đó, nhận thức, ý thức trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực. Tầm vóc, thể lực con người Việt Nam có bước cải thiện; xây dựng môi trường văn hóa đã được quan tâm chú trọng; các di sản văn hóa có giá trị được bảo tồn, phát huy; đời sống văn hóa của Nhân dân Việt Nam được nâng lên đáng kể.
Từ tháng 11 năm 1946, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất đã được tổ chức, thành công của hội nghị có ý nghĩa hết sức to lớn, đặt cơ sở cho nền văn hóa mới ở Việt Nam. Năm nay, nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất tổ chức, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Công văn số 1576-CV/VPTW, ngày 20/8/2021 về việc tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Hội nghị sẽ được tổ chức dưới hình thức trực tuyến, với mục đích đánh giá việc triển khai đường lối, chủ trương, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ thời gian qua. Hội nghị là diễn đàn lắng nghe những ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị, chia sẻ của các nhà văn hóa, trí thức, văn nghệ sĩ quyết tâm đồng hành với dân tộc, với sự nghiệp cách mạng của Đảng, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thực hiện Kế hoạch số 59-KH/BTGTW, ngày 14/9/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tham mưu Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo tổ chức Hội nghị trực tuyến Văn hóa toàn quốc tại 10 điểm cầu trong tỉnh (gồm: điểm cầu Tỉnh ủy Tuyên Quang; các huyện ủy, thành ủy; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Hội Nhà báo và Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh). Thành phần đại biểu tham dự Hội nghị chính là lực lượng làm công tác văn hóa, văn nghệ của tỉnh và đội ngũ cán bộ, chuyên viên tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp về công tác văn hóa; các đại biểu đại diện cho đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ trong tỉnh. Đồng thời, Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao nhiệm vụ chuẩn bị bài tham luận tại Hội nghị. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ban hành hướng dẫn số 34-HD/BTGTU, ngày 29/11/2021 hướng dẫn các cơ quan báo chí trong tỉnh tuyên truyền Hội nghị Văn hóa toàn quốc.
Với kỳ vọng, các nhà văn hóa, trí thức, văn nghệ sĩ trong cả nước tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, tạo thành một mặt trận đồng lòng, dốc sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, Hội nghị sẽ thu hút được sự quan tâm của các tầng lớp Nhân dân trong cả nước, Hội nghị cũng nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, vì vậy nhất định sẽ thành công tốt đẹp.
Nguyễn Thị Mai Lan
(Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)
Gửi phản hồi
In bài viết