Các đại biểu dự hội thảo.
Dự hội thảo có các đồng chí: Phạm Tất Thắng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương; Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hưng Vượng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh; Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Chí Bảo, Chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận trung ương; các nhà khoa học, nhà nghiên cứu; lãnh đạo HĐND, UBND, Đoàn ĐBQH tỉnh, một số sở, ban, ngành, Thường trực các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy.
Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Phạm Tất Thắng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương nhấn mạnh, từ khi Đảng được thành lập cho đến nay luôn xác định dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Trong những năm qua, với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và giành được nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử. Trong đó, công tác dân vận đã có những đóng góp quan trọng. Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp, công tác dân vận đã có những thay đổi nhanh nhạy về nội dung, phương thức. Qua đó, góp phần không nhỏ vào kết quả phòng, chống dịch trên cả nước. Đồng chí, cũng nhấn mạnh thêm về các điểm mới trong công tác dân vận được đề cập trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng.
Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Thị Kim Dung phát biểu tại hội thảo.
Đồng chí lưu ý, để thực hiện có chất lượng, hiệu quả công tác dân vận trong thời gian tới, Tỉnh ủy cần tiếp tục tăng cường quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị, và toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớn nhân dân về tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng về vai trò của nhân dân và về công tác dân vận. Đồng thời, thực hiện tốt Quy chế 23 về công tác dân vận của hệ thống chính trị, Chương trình hành động số 01 của Ban Dân vận Trung ương về thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đối với công tác dân vận. Đội ngũ cán bộ, đảng viên cần tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong các Hồ Chí Minh; học tập phong các dân vận của Người: “Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”, “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”. Các cấp, các ngành đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực.
Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khẳng định: Thực hành tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận, trong những năm qua, Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang luôn quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận. Đảng bộ tỉnh lấy quan điểm “Dân là gốc” là động lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân. Đồng chí mong muốn thông qua hội thảo tiếp tục làm sáng tỏ tư tưởng, phong cách của Bác về công tác dân vận, giúp cho cán bộ, đảng viên hiểu rõ, sâu sắc hơn về công tác dân vận; thực hiện tốt hơn nhiệm vụ công tác dân vận trong giai đoạn tiếp theo.
Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Chí Bảo, Chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận trung ương phát biểu tại hội thảo.
Các đại biểu dự hội thảo đã tập trung phân tích, làm rõ sâu sắc hơn về 6 điểm mới của nội dung công tác dân vận trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng là: Khẳng định sâu sắc hơn tầm quan trọng và yêu cầu cao hơn về mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân; về vai trò của nhân dân đối với công tác xây dựng Đảng; tiếp tục khẳng định vai trò của nhân dân, quyền làm chủ của nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân; tiếp tục khẳng định tầm quan trọng và yêu cầu mới, cao hơn về chiến lược, “phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc”; khẳng định tiếp tục nâng cao trách nhiệm với nhân dân và hiệu quả thực hiện công tác dân vận của các cơ quan nhà nước và lực lượng vũ trang; Bổ sung thêm quan điểm công tác dân vận đối với đồng bào theo tôn giáo, đồng bào dân tộc thiểu số và công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài; tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tác dụng của phong trào thi đua “Dân vận khéo”.
Tham luận của các đại biểu tại hội thảo cũng đã làm rõ vai trò dân vận và công tác dân vận trong giai đoạn hiện nay; trên cơ sở những điểm mới, quan điểm mới về công tác dân vận trong Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và vận dụng tư tưởng, phong cách dân vận Chủ tịch Hồ Chí Minh, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp về công tác dân vận trong giai đoạn tới; làm tốt công tác dân vận gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao...
Gửi phản hồi
In bài viết