Bài 4: Dựa vào rừng để phát triển du lịch sinh thái

Với hệ sinh thái đa dạng, độc đáo, rừng nguyên sinh Tuyên Quang vẫn được giữ nguyên vẹn đem lại nhiều nguồn lợi to lớn cho địa phương. Tỉnh đã có nhiều biện pháp khuyến khích, hỗ trợ gười dân phát triển du lịch sinh thái dựa vào rừng. Du lịch sinh thái Tuyên Quang đã và đang từng bước tạo dựng được thương hiệu với những sản phẩm gắn với rừng Tuyên Quang đặc trưng, riêng biệt…

Anh Lê Cao Hải một trong những nhiếp ảnh gia trẻ, bloger travel nổi tiếng đã lập một nhóm trên Facebook với cái tên “Sinh ra để hoang dã” với hơn 31.300 thành viên. Đầu năm 2021, anh đến Tuyên Quang và có một khoảng thời gian trải nghiệm khám phá thiên nhiên núi rừng Na Hang, Lâm Bình. Với anh đó như là hành trình được trở về để mẹ thiên nhiên ôm ấp vỗ về, cân bằng lại cuộc sống. Sau khi bộ ảnh và những chia sẻ cảm nhận về núi rừng được đăng trên fanpage “Sinh ra để hoang dã” nhận được nhiều lượt like, chia sẻ, bình luận khen ngợi trước vẻ đẹp hoang sơ nơi đây.

Các Trang báo điện tử lớn như Vnxpress.vn; travelmag.vn… đã đăng tải các bài viết, hình ảnh với tiêu đề “Thiên nhiên kỳ thú ở Tuyên Quang”, “Vẻ đẹp hoang sơ quyến rũ ở Tuyên Quang…thu hút sự quan tâm của độc giả trong và ngoài nước. Nhiều độc giả bày tỏ sự háo hức được đến đây trải nghiệm.

Anh Lê Cao Hải chia sẻ, dù đi nhiều miền đất nước tham gia những trải nghiệm ở những cánh rừng dọc miền đất nước nhưng núi rừng Tuyên Quang mang đến vẻ đẹp huyền bí, hoang sơ, phù hợp lôi cuốn với du khách ưu thích khám phá, du lịch trải nghiệm.

Theo quy tắc trong phát triển du lịch, để khu du lịch thu hút du khách thì nơi đó phải sở hữu những điều khác biệt và núi rừng Tuyên Quang chứa đứng nhiều điều thú vị, mới lạ. 

 

Cho đến nay các nhà khoa học đã xác định được rừng Tuyên Quang có trên 2.000 loài thực vật, trong đó có nhiều loại được ghi trong sách đỏ Việt Nam như: Trai, nghiến, lát hoa, đinh, thông tre, hoàng đàn, trầm gió, thông pà... đặc biệt nơi đây vẫn còn giữ được những cá thể nghiến nghìn năm tuổi với đường kính rộng từ 4 - 5 m. Rõ ràng với đặc trưng này thì những điều kỳ diệu dưới tán rừng Tuyên Quang mang đến tiềm năng du lịch sinh thái vô tận.

Ông Nguyễn Ngọc, Chủ nhiệm Câu lạc bộ xe bán tải địa hình Việt Nam bày tỏ: “Lần đầu tiên các thành viên trong câu lạc bộ đến với Na Hang, một nơi thật đẹp, thật thơ mộng, các thành viên trong câu lạc bộ ai cũng háo hức. Ngoài khuôn khổ hoạt động biểu diễn thì các thành viên được trải nghiệm các hoạt động trên khu du lịch sinh thái, đặc biệt là thăm cánh rừng nguyên sinh. Trên đường đi những gốc nghiến cổ thụ 1.000 năm tuổi sừng sững vươn cao, 20 người ôm không xuể. Thân cây xù xì, bìu nghiến to lạ thường, rễ cây hóa đá…   

 

 

Video 1

  

Điều đặc biệt mỗi cánh rừng nguyên sinh ở các huyện Na Hang, Lâm Bình, Hàm Yên…đều mang những đặc trưng riêng. Anh Ma Thanh Khiết, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Na Hang chia sẻ, trên địa bàn huyện Na Hang, Lâm Bình có khoảng 90 cá thể loài voọc đen má trắng. Đây là loài động vật nằm trong danh mục quý hiếm cần được bảo vệ trên thế giới.

Còn tại rừng đặc dụng Cham Chu nằm trên địa bàn 83 thôn, bản của Chiêm Hóa và Hàm Yên. Khu vực dãy núi là nơi lưu giữ và cư trú của nhiều loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm như: Voọc đen má trắng; khỉ lông vàng, khỉ mặt đỏ, cu li lớn, cu li nhỏ, tắc kè, rắn hổ mang, bách xanh đá, gù hương, trai lý; nghiến, đinh, các loài phong lan... và nhiều loài động thực vật quý hiếm đã từng được coi là các loài quan trọng đang bị đe dọa cần được bảo tồn và liệt kê vào Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ IUCN (2013)…

Ngoài ra, Tuyên Quang còn là mảnh đất cổ tồn tại từ lâu đời, dưới những cánh rừng nguyên sinh, hang động có nhiều di chỉ khảo cổ: hang Phia Muồn (Na Hang); Hang Thẩm Choóng, bản Không Mây, xã Năng Khả (Na Hang); hang Phia Vài ở lòng hồ Thủy điện Tuyên Quang, Đá Đen xã Yên Phú, Hàm Yên…Nhiều thác nước hùng vĩ, ấn tượng thu hút du khách.

 

Video 2

Còn du khách Nguyễn Ngọc Anh Trang (Hòa Bình) chia sẻ, không gian xanh mát ở những thác nước Tuyên Quang, phong cảnh hữu tình, sẽ là địa điểm bạn có thể tha hồ “sống ảo” ở mọi ngóc ngách, rinh về nhiều tấm ảnh độc đáo, chất lừ. Nhiều thác nước hiện ra đầy ấn tượng với hình dáng của một dải lụa trắng vắt dọc trên vách đá cheo leo. Đến đây vào mùa khô, nước ở thác sẽ trong, may mắn bạn sẽ được nhìn thấy cầu vồng.

Tiến sỹ Ngô Kiều Oanh- người luôn trăn trở với du lịch nông nghiệp và du lịch sinh thái ở Việt Nam. Bà đã thực sự ngỡ ngàng khi đến Lâm Bình. Trong khuôn khổ Hội thảo khoa học quốc tế “Du lịch Lâm Bình, Tuyên Quang  tiềm năng, thực trạng và giải pháp”, bà nói rằng:

Có thể thấy rằng với những món quà đặc biệt từ thiên nhiên đã tạo nên sức hấp dẫn đối với những du khách ưa thích khám phá trải nghiệm khi được hòa mình dưới những tán rừng nguyên sơ, kỳ diệu ở xứ Tuyên.

Thế hệ nối tiếp thế hệ cùng nhau giữ gìn, rừng trở thành tài sản chung của người dân. Những khu rừng nguyên sinh chứa đựng “kho báu” đặc bệt được nâng niu, trân quý, bảo vệ nghiêm ngặt nay đã tạo nên một nguồn lợi lớn từ ngành “công nghiệp không khỏi”. Những tưởng đó là giấc mơ xa xôi thế nhưng thực tế đã hiện hữu. Du lịch sinh thái từ rừng đã mang đến nguồn lợi không nhỏ cho người dân xứ Tuyên.

Những năm gần đây chính quyền địa phương và người dân đã đồng hành khai thác tiềm năng của địa phương mình để phát triển du lịch sinh thái. Với các tua tuyến du lịch, trải nghiệm rừng nguyên sinh, du lịch lòng hồ, khám phá hang động, thác nước… Điển hình như: Tua du lịch 2 ngày 1 đêm Hà Nội- Bản Ba (Chiêm Hóa)- Na Hang; du lịch 2 ngày 1 đêm Na Hang, tua tham quan lòng hồ Na Hang- Cọc Vài, Tua du lịch lòng hồ Na Hang- Ba Bể Bắc Kan, Tua du lịch Na Hang – khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ Bản Bung…Trong tất các tua tuyến thì du khách đều được trải nghiệm, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cánh rừng nguyên sinh, hang động, thác nước… Du lịch sinh thái từng bước thay đổi diện mạo mảnh đất nơi đây.

Vào năm 2017, ở cái tuổi thất thập, ông nông dân người Tày Chẩu Minh Vỹ, thôn Nặm Đíp, xã Lăng Can (Lâm Bình) vẫn không tin có ngày mình lại cùng con cháu chung tay làm du lịch ngay tại quê hương. Ông Vỹ phấn khởi nói:

 

Ở Na Hang, Lâm Bình người dân bắt nhịp để phát triển du lịch sinh thái có nhiều dịch vụ kèm theo. Trong đó có 80 homestay, 30 đội văn nghệ biểu diễn, trên 70 thuyền…Các dịch vụ này đem lại nguồn thu ổn định cho hàng trăm hộ gia đình tham gia. Anh Nguyễn Việt Hưng, chủ tàu Hải Anh Travel cho biết:

Bên cạnh người dân làm du lịch thì tại Na Hang còn có các kiểm lâm, nhân viên tuần rừng là những hướng dẫn viên du lịch để đưa khách đến khám phá trải nghiệm. Đến các chốt kiểm lâm tại Bản Lãm, Pắc Vãng…các cán bộ kiểm lâm, nhân viên tuần rừng nơi đây vốn chỉ quen canh gác, bảo vệ rừng nay kiêm thêm nhiệm vụ dẫn tua du lịch. Theo anh Ma Thanh Khiết, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Na Hang thì mỗi năm các cán bộ kiểm lâm, nhân viên tuần rừng thường dẫn 30 đoàn khách vào rừng nguyên sinh. Du khách ưu thích mạo hiểm, khám phá sẽ được các hướng dẫn viên đặc biệt dẫn đường để đảm bảo an toàn, đi đúng địa điểm cần đến.

 

Video 3

Thấy rõ được tiềm năng phát triển du lịch sinh thái,  từ năm 2013, UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trong đó quy hoạch tổng thể  phát triển du lịch Na Hang gắn với cảnh quan, hang động, khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản Bung, hạt nhân là du lịch sinh thái khu vực lòng hồ thủy điện Tuyên Quang và trên lưu vực sông Gâm gắn với các làng nghề và văn hóa dân tộc thiểu số.

Đồng chí Ma Quý Đôn, Phó Chủ tịch UBND huyện Na Hang chia sẻ, huyện tích cực quan tâm giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên. Đồng thời khai thác tiềm năng phát triển tua du lịch khám phá rừng nguyên sinh và hệ thống hang động Nặm Chang, Nặm Pàn, rừng nghiến…Trước nhu cầu của khách du lịch, huyện Na Hang đã nghiên cứu, đánh giá mô hình khách nước ngoài đến khu bảo tồn nghiên cứu về đa dạng sinh học kết hợp du lịch, cùng với các chương trình, dự án bảo tồn dựa vào cộng đồng và phát triển du lịch sinh thái của tỉnh. Từ đó tạo điểm du lịch sinh thái hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước khi đến đây.

Còn tại huyện Lâm Bình thì đồng chí Nguyễn Văn Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Bình khẳng định huyện xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái: khám phá rừng nguyên sinh, hệ động thực vật; trải nghiệm khám phá dược liệu quý trong rừng với 100 cây thuốc quý, phát huy cây thuốc bản địa. Từ đó nâng cao giá trị dược liệu, phát triển sản phẩm lưu niệm các loài thuốc quý.

UBND huyện Sơn Dương triển khai Đề án “Phát triển du lịch tâm linh gắn với du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm trên địa bàn huyện Sơn Dương, giai đoạn 2021-2025”. Từng bước phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm như: Tham quan cảnh quan tự nhiên khu Đồng Man-Lũng Tẩu và các điểm sinh thái rừng đặc dụng Tân Trào, cắm trại dã ngoại tại khu sinh thái hồ Nà Nưa kết hợp đi bộ thư giãn quanh hồ, đi mảng nứa…

 

Hiện tại tỉnh cũng hoàn thành đầu tư đường giao thông phân khu du lịch Lâm viên Phiêng Bung, thuộc Khu du lịch sinh thái Na Hang; đầu tư đường trục chính nối từ trung tâm xã Hồng Thái tiếp giáp với tỉnh Bắc Cạn, thuộc Dự án hạ tầng du lịch khu du lịch sinh thái Na Hang; đầu tư hạ tầng Điểm di tích thắng cảnh Động Tiên (Hàm Yên); Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm; Khu du lịch cộng đồng thuộc huyện Lâm Bình.

Từ lợi thế này, nhiều doanh nghiệp lớn đã cam kết đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để phát triển kinh tế du lịch - dịch vụ như các dự án của Tập đoàn Vingroup cùng các dự án phát triển Khu đô thị nghỉ dưỡng Sông Lô; Khu du lịch sinh thái Núi Dùm, Phiêng Bung; Khu du lịch sinh thái Na Hang...

Toàn tỉnh hiện có 3 khu du lịch sinh thái: Khu du lịch sinh thái Na Hang- Lâm Bình, Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm, Ban quản lý Khu du lịch lịch sử văn hóa và sinh thái Tân Trào do Ban Quản lý các khu du lịch tỉnh Tuyên Quang quản lý. Các khu du lịch đã trở thành “cầu nối” giữa các công ty du lịch trong và ngoài tỉnh để tổ chức các hoạt động liên kết, phát triển các tour, tuyến du lịch trên địa bàn. Anh  Đỗ Trung Kiên, Trưởng ban Quản lý các khu du lịch tỉnh cho biết:

 

Với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, tỉnh luôn xác định, phát triển du lịch, trong đó có sinh thái rừng là tất yếu. Loại hình du lịch sinh thái từng bước sẽ trở thành điểm nhấn trong phát triển du lịch của tỉnh nhà. Vậy là từ rừng người dân đã có được những hướng đi phát triển kinh tế du lịch đáp ứng nhu cầu du khách đem lại nguồn thu nhập ổn định cho đồng bào Tày, Dao, Cao Lan, Mông…nơi đây.