Bức tranh tươi sáng
Giáp Tết, chúng tôi về Kiên Đài, xã mới được công nhận xã nông thôn mới năm 2022. Điều chúng tôi ngỡ ngàng khi những cánh đồng dưa bạt ngàn, lúc lỉu quả bày ra trước mắt. Đồng chí Ma Văn Tôn, Chủ tịch UBND xã Kiên Đài phấn khởi nói, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã. Bởi, trước đây, bà con cũng trồng dưa nhưng trồng vài chục khóm để gia đình ăn, nhưng nay thì khác rồi. Tư duy sản xuất của người dân đã thay đổi, trồng dưa là để bán, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bắt đầu từ vụ đông năm 2021, xã Kiên Đài thực hiện liên kết trồng dưa với Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi và sản xuất giống gia cầm Minh Tâm (Sơn Dương). Hiện, xã Kiên Đài đang liên kết với HTX trồng 17 ha dưa chuột, với gần 200 hộ tham gia. Từ trồng dưa, cuộc sống người nông dân chuyển biến rõ nét. Tết này người dân vui hơn vì có tiền bán dưa, nhà nhà đi chợ mua sắm, không khí thật rôm rả.
Xã Hà Lang xây dựng và phát triển cam sành thành sản phẩm OCOP.
Rời Kiên Đài, chúng tôi tới Kim Bình thăm các trại gà ri. Bức tranh quê thật nhộn nhịp, sôi động với những chiếc xe to, xe bé tất bật ra vào các trại chở gà về xuôi phục vụ Tết. Anh Lã Quý Cảnh, Giám đốc HTX Nông lâm nghiệp và Dịch vụ Thành Đạt, xã Kim Bình cho biết, nhận thấy Kim Bình có giống gà ri thịt dai, da vàng, thơm ngon, HTX Thành Đạt đã quyết định đầu tư chăn nuôi gà theo hướng chăn thả tự nhiên. Hiện HTX có 7 hộ thành viên đang liên kết nuôi gà ri với trên 30.000 con/lứa. HTX ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với HTX gà chất lượng cao Lạc Thủy (Hòa Bình) để đưa vào 2 hệ thống siêu thị bậc nhất cả nước là Lotte và Vinmart nên thị trường tiêu thụ ổn định, giá bán hợp lý, người chăn nuôi rất yên tâm.
Anh Lý Văn Long, thành viên HTX Nông lâm nghiệp và Dịch vụ Thành Đạt cho biết, gia đình anh đã được HTX ứng ra đầu tư mua hơn 4.500 con gà giống về nuôi, đến nay, gà của gia đình phát triển tốt, dự kiến đến cuối năm sẽ xuất bán ra thị trường phục vụ bà con chuẩn bị cho Tết Nguyên đán.
Sự năng động, đổi thay trong nếp nghĩ, cách làm, bức tranh no ấm đã hiện ra trên khắp các bản làng huyện Chiêm Hóa. Ăn Tết xong, người nông dân lại bắt tay vào vụ sản xuất mới trong niềm hân hoan ngập tràn từ mỗi xóm bản.
Liên kết chuỗi
Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XXII Đảng bộ huyện Chiêm Hóa, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo chuỗi liên kết gắn với thị trường tiêu thụ” là một trong 2 khâu đột phá của huyện. Ngành Nông nghiệp huyện đã chủ động tham mưu với UBND huyện xây dựng và ban hành đề án, chương trình, kế hoạch phát triển trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, mỗi xã một sản phẩm...
Người dân thôn Liên Nghĩa, xã Vinh Quang phát triển vùng rau an toàn.
Điểm nhấn trong sản xuất nông lâm nghiệp của huyện năm 2022 là phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với khai thác tốt tiềm năng lợi thế của huyện; hợp tác liên kết vùng trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Huyện đã triển khai xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết giá trị. Điển hình như, chuỗi liên kết trồng cây dưa chuột vụ đông năm 2022 với HTX chăn nuôi và sản xuất giống gia cầm Minh Tâm, HTX chăn nuôi giống gia cầm Đại Thắng (Sơn Dương) và HTX rau củ quả Hướng Đạo (Vĩnh Phúc) tổng diện tích trên 120 ha, thu nhập bình quân đạt từ 200 - 250 triệu đồng/ha/vụ; trồng dưa lưới, dưa bi nhà lưới 2.600 m2 công nghệ cao tại xã Kim Bình, doanh thu đạt trên 300 triệu đồng/vụ; liên kết sản xuất ngô sinh khối HTX nông nghiệp và dịch vụ Minh Hoàng trên 250 ha, lợi nhuận bình quân đạt từ 35 - 40 triệu/vụ; liên kết với Công ty cổ phần Nông nghiệp hữu cơ Fusa (Hải Dương) trồng ớt xuất khẩu diện tích trên 10 ha…
Đến nay, hầu hết các địa phương trên địa bàn huyện đều khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh phát triển các mô hình kinh tế phù hợp. Các xã từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh với các cây, con chủ lực, góp phần nâng cao đời sống người dân. Tiêu biểu, xã Yên Nguyên với mô hình chăn nuôi bò, trồng dưa, ớt; xã Hòa Phú trồng rau sạch, ngô sinh khối; xã Kim Bình có mô hình gà ri, dưa lưới, chanh leo; xã Bình Phú có dưa chuột, tre mai xanh, hồng ngâm; xã Linh Phú có mô hình chè Pà Thẻn, cây gai xanh; xã Nhân Lý có chè, chăn nuôi bò vỗ béo, dưa chuột; xã Hùng Mỹ chăn nuôi cá, trâu bò vỗ béo, trồng nấm…
Trên khắp mọi miền quê huyện Chiêm Hóa, người dân như đua với thời gian thu hoạch mùa màng bán cho các đầu mối để có tiền rủng rỉnh sắm Tết. Mùa no ấm đang vền
Gửi phản hồi
In bài viết