Những quyết sách vì dân

- Tuyên Quang là tỉnh có truyền thống lịch sử cách mạng rất tự hào – 2 lần là Thủ đô Khu giải phóng, Thủ đô Kháng chiến, là nơi diễn ra Quốc dân Đại hội Tân Trào, quyết định những vấn đề lớn liên quan đến vận mệnh dân tộc trong Cách mạng Tháng Tám. Nhận thức rõ về việc địa phương không có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, với tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước Dân; HĐND tỉnh đã thường xuyên sâu sát thực tiễn, xây dựng và tổ chức thực hiện nhiều quyết sách quan trọng, vì Dân và tạo đà phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Để mở hướng cho phát triển, HĐND tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết về cơ chế chính sách. Nổi bật là các nghị quyết về Quy định mức hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương, bê tông hóa đường giao thông nội đồng, xây dựng nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố gắn với sân thể thao, khuôn viên và một số công trình hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; về khuyến khích phát triển Hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thủy sản; hỗ trợ giống cây lâm nghiệp chất lượng cao; Chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương.

Trước kia, rừng Tuyên Quang là An toàn khu bảo vệ Bác Hồ và Trung ương Đảng, Quốc hội lãnh đạo thành công Cuộc Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp. Hôm nay, rừng Tuyên Quang đóng vai trò quan trọng trong giữ gìn môi trường sinh thái và mở hướng phát triển kinh tế của địa phương.

Đồng chí Phạm Thị Minh Xuân, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đi kiểm tra mô hình thực hiện Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ giống cây lâm nghiệp chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2018 – 2021 của hộ gia đình ông Hoàng Văn Xô, thôn 2, xã Thái Bình (Yên Sơn) phát triển trồng rừng giống keo lai nuôi cấy mô (ảnh trên); Người dân xã Tiến Bộ (Yên Sơn) làm giàu từ trồng rừng sản xuất (ảnh dưới).

Sản phẩm giấy của Công ty cổ phần Giấy An Hòa, Khu công nghiệp Long Bình An, thành phố Tuyên Quang được công nhận thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022.

Công nhân Công ty cổ phần Woodsland Tuyên Quang sản xuất gỗ xuất khẩu.

Với số vốn vay hỗ trợ 50 triệu đồng từ Nghị quyết 12/2014/NQ-HĐND tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh, anh Vi Ngọc Anh, thị trấn Na Hang (Na Hang) đã đầu tư phát triển nghề nuôi cá lồng đặc sản. Đến nay, gia đình anh có 30 lồng cá các loại như lăng, chiên, bỗng…, mỗi năm xuất bán ra thị trường trên 30 tấn cá cá loại, sau khi trừ chi phí cho thu lãi trên 300 triệu đồng/ năm. (trong ảnh: Anh Vi Ngọc Anh (bên trái) thị trấn Na Hang (Na Hang) thu hoạch cá lăng để bán cho thương lái.

Toàn cảnh nuôi cá lồng trên hồ sinh thái Na Hang

Mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính của anh Nguyễn Việt Lâm, Giám đốc Công ty TNHH MTV Sơn Dương Green Farm đã được HĐND tỉnh hỗ trợ theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

-Hiện nay, trang trại nông nghiệp 4.0 của anh Lâm được quy hoạch bài bản, tự động hóa theo công nghệ hiện đại với quạt mát, phun sương tưới ẩm. Hệ thống đường ống dẫn nước được lập trình sẵn, tự cảm biến để điều hòa độ ẩm và mực nước. Mô hình trồng dưa trong nhà màng ứng dụng công nghệ cao của Isarel cho năng suất cây trồng gấp 3 lần so với phương pháp canh tác thông thường, thời gian thu hoạch ngắn, lợi nhuận cao. Công ty đã tạo việc làm cho 6 lao động địa phương với mức lương trung bình 5-6 triệu đồng/người/tháng.

Anh Nguyễn Việt Lâm Giám đốc Công ty TNHH MTV Sơn Dương Green Farm, xã Kháng Nhật (Sơn Dương) kiểm tra sinh trưởng của dưa lưới được trồng trong nhà kính.

-Sản phẩm rau sạch, dưa lưới mang thương hiệu của Công ty TNHH MTV Sơn Dương Greenfarm đã có mặt tại nhiều chuỗi cửa hàng sản phẩm nông nghiệp sạch trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang cũng như nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Tạo điều kiện cho phát triển du lịch, HĐND tỉnh đã xây dựng đề án, dành nguồn lực 346 tỷ đồng hỗ trợ phát triển hạ tầng du lịch, đầu tư xúc tiến quảng bá, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng sản phẩm du lịch, liên kết hợp tác phát triển du lịch...

Hộ anh Lý Tiến Cường, thôn Bản Biến, xã Phúc Sơn (Lâm Bình) đã được HĐND tỉnh hỗ trợ 50 triệu đồng theo Nghị quyết số 09/2021/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang để chỉnh trang nhà cửa, khôi phục những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Dao đỏ để phục vụ khách du lịch. Đến nay, Homestay của gia đình anh bình quân mỗi tháng anh đón tiếp 6 đến 7 đoàn đến nghỉ ngơi và khám phá những nét đặc trưng ở nơi đây. Doanh thu từ du lịch mang lại cho gia đình anh trên 30 triệu đồng/ tháng, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 3 lao động tại địa phương. (trong ảnh: Khách du lịch tìm hiểu nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Dao đỏ, thôn Bản Biến, xã Phúc Sơn (Lâm Bình).

Nghệ nhân Hà Thuấn dạy hát Then cho thiếu nhi huyện Chiêm Hóa

Câu lạc bộ hát Then của Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Tuyên Quang tích cực tập luyện các làn điệu then của đồng bào dân tộc Tày.

Để nông nghiệp thực sự là trụ đỡ của nền kinh tế, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Trong đó, tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 09/2020/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021 – 2025. Với việc kiên cố hóa kênh mương bằng cấu kiện bê tông thành mỏng đúc sẵn, sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng hầu hết các công trình đã phát huy hiệu quả tốt, đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng thâm canh tăng năng suất cây trồng phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp hàng hóa của các địa phương.

Người dân xã Thanh Tương (Na Hang) thực hiện hỗ trợ của Nghị quyết 09/2020/NQ-HĐND tỉnh về hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021 – 2025. Nhờ vậy đã tăng năng suất lúa trên địa bàn đạt trên 54,3 tạ/ha, giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn xã xuống còn 19,7%.

Phương pháp tưới ẩm là biện pháp hiệu quả trong cấp nước cho cây trồng phát triển lại tiết kiệm nước, giảm chi phí nhân công; tăng hiệu quả bón phân, thâm canh, năng suất. Với tính ưu việt đó, tưới ẩm cho cây trồng chủ lực, vùng sản xuất hàng hóa đã được ngành nông nghiệp, các địa phương khuyến khích người dân thực hiện.

Anh Phạm Văn Tuấn, Giám đốc HTX Thành Đạt, xã Kháng Nhật (Sơn Dương) kiểm tra hệ thống tưới tiết kiệm của HTX theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn. Hiện nay, HTX đang áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm cho diện tích trên 10 ha rau Au và dưa chuột, tạo công ăn việc làm cho 12 lao động tại địa phương.

HTX Nông lâm nghiệp và Dịch vụ Tân An (Chiêm Hóa) được hỗ trợ theo Nghị quyết 03/2021/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025. Đến nay, HTX đã xây dựng được thương hiệu chè xanh Thôm Lòa đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, cung cấp cho thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận. (Trong ảnh: Thành viên HTX HTX Nông lâm nghiệp và Dịch vụ Tân An (Chiêm Hóa) thu hoạch lứa chè xuân.)

Đồng bào dân tộc Dao tiền, xã Trung Hà (Chiêm Hóa) duy trì nghề thêu hoa văn thổ cẩm.

Để cụ thể hóa Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND ngày 01/8/2019 của HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, toàn hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân và nhân dân đã vào cuộc mạnh mẽ, đầy trách nhiệm để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết, nhằm giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, góp phần phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai của tỉnh.

Nhà trẻ tư thục Hoa Mai, thị trấn Lăng Can (Lâm Bình) được hỗ trợ 30 triệu đồng để đầu tư cơ sở vật chất từ Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND ngày 01/8/2019 của HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Đến nay, nhà trẻ luôn duy trì chăm sóc và giáo dục 21 trẻ với nhóm tuổi từ 12 đến 36 tháng, qua đó, góp phần nâng cao tỷ lệ trẻ đến trường trên địa bàn huyện vùng cao Lâm Bình. (trong ảnh: một giờ học của cô và trò Nhà trẻ tư thục Hoa Mai, thị trấn Lăng Can (Lâm Bình).

Ngày 10-12-2022, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 25/2022/NQ-HĐND về quy định chính sách hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại, tiền thuê phòng trọ, chi phí điều trị ngoài phạm vi được hưởng của quỹ BHYT cho người mắc bệnh Suy thận mạn tính phải chạy thận nhân tạo chu kỳ, bệnh Tan máu bẩm sinh (Thalassaemia) trên địa bàn tỉnh. (trong ảnh: Bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang).

Phóng sự ảnh: Quốc Việt - Nguyễn Chính

Tin cùng chuyên mục