Các đại biểu cắt băng khánh thành cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ. |
Đồng chí Vân Đình Thảo Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư Ngay từ đầu nhiệm kỳ, BCH Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã sớm ban hành các nghị quyết, đề án triển khai thực hiện các mục tiêu, giải pháp phát triển một cách bài bản, khoa học. Cùng với quyết tâm cao, nỗ lực, quyết liệt, linh hoạt trong lãnh đạo, chỉ đạo, các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, sau nửa nhiệm kỳ với nhiều thách thức song kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Năm 2023 tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt 7,46% xếp thứ 2/14 tỉnh Trung du miền núi phía Bắc và thứ 1/11 tỉnh miền núi phía Bắc. Để tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII trong thời gian tới các cấp, các ngành, các địa phương cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế, dư địa phát triển, nâng cao quy mô, sức cạnh tranh của nền kinh tế; huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các công trình, dự án thực hiện 3 khâu đột phá, 5 nhiệm vụ trọng tâm. Cùng với đó tỉnh tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư, giai đoạn 2021 - 2025, đồng thời triển khai thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. |
Đồng chí Nguyễn Văn Việt Tăng tốc để về đích Trong nửa nhiệm kỳ qua, ngành Nông nghiệp trong tỉnh đạt được nhiều kết quả quan trọng: giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 4,9%/năm, đứng thứ 3 khu vực miền núi phía Bắc. Toàn tỉnh có 191 sản phẩm OCOP, đứng thứ 4 khu vực miền núi phía Bắc về số lượng. Phấn đấu hết năm 2023, tỉnh có 74/122 xã đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập, đời sống của Nhân dân được nâng cao, diện mạo nông thôn đổi thay rõ nét. Để tăng tốc về đích hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra, thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tham mưu đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tập trung khai thác, phát huy thế mạnh các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo chuỗi liên kết bảo đảm chất lượng, giá trị gia tăng cao; nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, quản lý trong nông nghiệp, nông thôn và thực hiện có hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, tích hợp đa giá trị. Ngành đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn, thí điểm, nhân rộng mô hình kinh tế số hiệu quả. Đồng thời, thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn và tiếp tục huy động, lồng ghép các nguồn lực và toàn xã hội hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. |
Đồng chí Nguyễn Việt Lâm Hạ tầng “đi trước, mở đường” Qua hai năm rưỡi thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, khâu đột phá “Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, theo hướng hiện đại” đã đạt được những kết quả quan trọng, trong đó, tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông như: Dự án xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai hoàn thành tháng 12/2023, khởi công xây dựng Đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, đầu tư xây dựng cầu và đường tránh thị trấn Sơn Dương, dự án Khu du lịch Suối khoáng Mỹ Lâm đến nút giao Quốc lộ 2D nối với đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ…; xây dựng cầu Bạch Xa vượt sông Lô, cầu Xuân Vân vượt sông Gâm và cầu Trắng 2, cầu Sơn Dương 2 vượt sông Phó Đáy; cải tạo, nâng cấp các tuyến Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và các tuyến đường trục kết nối quan trọng; xây dựng đường GTNT và cầu trên đường GTNT (đến nay đã xây dựng được 116 cầu)... Để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, cần xem đây là nhiệm vụ chiến lược, trọng tâm và ưu tiên thực hiện nhằm “đi trước, mở đường”, tạo tiền đề, động lực cho sự phát triển. Ngành giao thông sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, kế hoạch, đề án về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, hỗ trợ tối đa thu hút các nhà đầu tư nghiên cứu thực hiện các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng trọng tâm, trọng điểm; thực hiện tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, bảo đảm đời sống người dân trong vùng dự án... nhằm hướng tới mục tiêu cơ bản hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh. |
Đồng chí Nguyễn Trung Kiên Phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu Năm 2023, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt 20.400 tỷ đồng, tăng 15,4% so với năm 2022. Tỉnh đề ra mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2025 đạt 27.700 tỷ đồng, tăng bình quân 14%/năm; phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Để hoàn thành mục tiêu, cùng với sự hỗ trợ của tỉnh, ngành Công thương tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TU, ngày 25/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Kế hoạch số 223/KH-UBND, ngày 18/12/2021 của UBND tỉnh về phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 - 2025, xây dựng Chương trình khuyến công tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 - 2025, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các công trình hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp có tiềm năng, lợi thế, tăng giá trị xuất khẩu như: chế biến gỗ, giấy, điện tử, công nghiệp phụ trợ, vật liệu xây dựng... Ngành nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Đồng thời, ngành tranh thủ hỗ trợ khuyến công, các chương trình hỗ trợ của Trung ương, lồng ghép với các chương trình, dự án, đề án quốc gia và địa phương; tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, phát triển thương mại điện tử tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 - 2025; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh… |
Đồng chí Lê Thanh Sơn Khẳng định du lịch là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Thời gian qua, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tập trung khai thác thế mạnh du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, thu hút các dự án đầu tư phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Năm 2023, tỉnh ước thu hút trên 2,6 triệu lượt khách du lịch, đạt 106% kế hoạch, tăng 12% so với cùng kỳ; tổng thu xã hội từ du lịch trên 3.200 tỷ đồng, đạt 107% kế hoạch, tăng 29% so với cùng kỳ... Hoạt động du lịch toàn tỉnh đã tạo việc làm cho trên 20 nghìn lao động. Thời gian tới, ngành tiếp tục triển khai hiệu quả các nghị quyết, đề án của tỉnh về phát triển du lịch. Xây dựng các sản phẩm mang thương hiệu du lịch đặc trưng của tỉnh. Phối hợp với các ngành đôn đốc các nhà đầu tư sớm hoàn thiện các dự án, tạo doanh thu, thúc đẩy du lịch phát triển. Cùng với đó, ngành tập trung tổ chức tốt các sự kiện tỉnh giao, tăng cường liên kết, hợp tác quảng bá, nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch, quyết tâm thực hiện vượt mức các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra. |
Cầu Tình Húc thành phố Tuyên Quang. |
Nỗ lực tăng tốc
- Năm 2023, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song tỉnh đã nỗ lực khắc phục, kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển, tỉnh đã thực hiện 18/20 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch. Trước thềm năm mới, Báo Tuyên Quang đã phỏng vấn lãnh đạo một số sở, ngành về các giải pháp để tăng tốc về đích thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Gửi phản hồi
In bài viết