Khi trưởng thôn là đảng viên

- Câu chuyện trưởng thôn, đảng viên Triệu Văn Hóa, thôn Xuân Cuồng, xã Nhân Mục (Hàm Yên) bán con trâu hàng chục triệu đồng để tự đứng ra làm đường bê tông vào khu vực sản xuất dài trên 300 mét cho bà con đi lại đến giờ vẫn được nhắc mãi. Anh Hóa bảo: “Là trưởng thôn và cũng là đảng viên mình luôn nghĩ việc gì có lợi cho bà con thì mình cố gắng làm”. Câu chuyện về anh Hóa cũng như nhiều trưởng thôn là đảng viên khác cho thấy khi trưởng thôn là đảng viên đã nâng cao trách nhiệm của người trưởng thôn lên rất nhiều. Việc tuyên truyền và tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng được kịp thời, hiệu quả hơn. Trưởng thôn là đảng viên cũng tạo được sự đoàn kết, thống nhất cao trong hành động của chi bộ.

“Miệng nói, tay làm”

Những bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn hoặc đảng viên được bầu là trưởng thôn đã nhân đôi trách nhiệm, tinh thần đối với việc chung của thôn, xóm. Họ đã phát huy rõ nét vai trò của người lãnh đạo “hai trong một”, người đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt là phát huy vai trò nêu gương, “miệng nói, tay làm”, tạo niềm tin và sự đồng thuận cao của đảng viên, nhân dân.

Đầu năm 2020, đảng viên Triệu Văn Hóa được bầu làm trưởng thôn Xuân Cuồng, xã Nhân Mục (Hàm Yên). Tham gia các kỳ sinh hoạt chi bộ, với vai trò là trưởng thôn anh đã tham mưu cho chi bộ giúp đỡ một hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, tham mưu cách vận động các hộ dân hiến gần 600 m2 đất ruộng để thôn triển khai làm gần 400 mét kênh mương nội đồng. Làm trưởng thôn, đảng viên Triệu Văn Hóa và gia đình luôn gương mẫu trong đóng góp tiền, ngày công lao động để làm kênh mương, đường bê tông. Thấy tuyến đường đất vào khu sản xuất lầy thụt mỗi khi trời mưa khiến hàng chục hộ dân đi lại vất vả, trưởng thôn Hóa chẳng đành lòng nhìn mãi cảnh đó, anh đã xin với chi bộ tự nguyện đổ bê tông cho dân đi. Tiền không đủ, anh bán cả con trâu gần 20 triệu để làm. “Có con đường tốt để dân đi, mình đâu có tiếc gì” - Trưởng thôn Hóa nói.

Đầu năm 2021, đảng viên Trương Quang Vinh được bầu làm trưởng thôn Đồng Tàn, xã Nhân Mục. Mấy hôm nay, thôn triển khai làm đường bê tông vào khu sản xuất, ngày nào anh Vinh cũng có mặt từ sớm để hướng dẫn máy san gạt đất, cùng nhân dân đo đạc, vận chuyển vật liệu để làm đường. Ngay sau khi được bầu làm trưởng thôn, anh Vinh đã tham mưu cho chi bộ lãnh đạo vận động thành công 6 hộ giải phóng hành lang để làm cầu dân sinh. Luôn sâu sát đời sống của nhân dân nên anh Vinh nắm được nhiều diện tích đất ruộng của nhân dân chưa được tận dụng tối đa nên thu nhập của nhân dân trong thôn vẫn còn thấp. Tại các kỳ sinh hoạt chi bộ, anh tham mưu với chi bộ giải pháp lãnh đạo phát triển kinh tế đó là vận động nhân dân trồng cây thanh long, chanh tứ mùa trên diện tích đất khô cằn. Ban đầu, thôn vận động một số hộ làm thử nghiệm rồi sau đó nhân rộng. Đến nay, toàn thôn có trên 40 hộ gia đình trồng thanh long và chanh tứ mùa. Thôn không còn diện tích đất ruộng thiếu nước bị bỏ không như trước.

Một đoạn đường bê tông vào khu sản xuất của thôn Đồng Thắng, xã Nhữ Khê do cán bộ thôn vận động nhân dân
đóng góp vật liệu, ngày công vừa mới hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Đảng viên Đào Công Luận được bầu là trưởng thôn Đồng Thắng, xã Nhữ Khê (Yên Sơn) vào đầu năm nay. Trước đây, anh Luận từng làm bí thư chi đoàn thôn nhiều năm. Là trưởng thôn và là đảng viên, sau mỗi lần sinh hoạt chi bộ, anh Luận trực tiếp soạn thảo kết luận, nghị quyết, văn bản chỉ đạo của cấp trên thành các tài liệu súc tích, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ để đọc trên loa truyền thanh tuyên truyền đến nhân dân. Được tham gia sinh hoạt chi bộ, trưởng thôn Luận có mối quan hệ gắn bó với các đảng viên là trưởng các tổ chức đoàn thể của thôn nên trong công tác vận động, triển khai các công việc chung, anh đều phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ.

Bí thư chi bộ Đoàn Trung Dũng, Bí thư chi bộ thôn Đồng Thắng cho biết: “Khi trưởng thôn là đảng viên, công tác lãnh đạo của chi bộ sát sao, kịp thời hơn so với trước đây. Nếu như trước kia, chi bộ họp thì phải mất một vài ngày sau, trưởng thôn mới nắm bắt được các quyết định, kết luận của chi bộ. Do vậy một số việc không được triển khai ngay. Việc truyền đạt từ người này người kia, có lúc còn “tam sao thất bản” dẫn tới kết quả thực hiện chưa đạt như mong muốn. Bây giờ, rất nhiều việc được triển khai kịp thời như công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, an ninh trật tự, sản xuất… Đảng viên làm trưởng thôn trách nhiệm đi đôi với tinh thần gương mẫu”.

Đồng chí Vương Minh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Nhân Mục (Hàm Yên) cho biết: “Trước năm 2021, xã có 3 trưởng thôn chưa phải là đảng viên. Hiện nay, 10/10 thôn của xã, trưởng thôn đều là đảng viên. Việc kiện toàn, thay thế để 100% trưởng thôn là đảng viên trong năm nay gặp không ít khó khăn song Đảng ủy vẫn quyết tâm thực hiện. Đến nay, sau khi đã khắc phục xong việc một số thôn, trưởng thôn chưa phải là đảng viên đã cho thấy hiệu quả rõ nét. Trưởng thôn cùng tham gia sinh hoạt chi bộ nên nắm bắt chỉ đạo của Đảng ủy, chi ủy một cách trực tiếp nhất, chắc nhất. Đồng thời gắn được trách nhiệm của người đảng viên với trưởng thôn. Trưởng thôn không thể chỉ nói suông mà phải xắn tay vào làm vì là đảng viên nếu không làm mà chỉ nói thì ai tin? Nhiều việc khó Đảng ủy, UBND xã triển khai xuống thôn đều thực hiện khá trôi chảy”.

Quyết tâm khắc phục

Đề án số 03-ĐA/TU ngày 12-6-2021 của BCH Đảng bộ tỉnh về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới đề ra mục tiêu, trong năm 2021, 100% trưởng thôn là đảng viên. Đến cuối tháng 8-2021, toàn tỉnh còn 45/1.733 trưởng thôn chưa là đảng viên, chiếm tỷ lệ 2,6% tại các huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương. Trong đó, huyện Yên Sơn còn 21 trưởng thôn chưa phải là đảng viên tại 8 xã.

Đồng chí Nhữ Hùng Thông, Phó thủ trưởng cơ quan Tổ chức - Nội vụ huyện Yên Sơn cho biết, để hoàn thành mục tiêu 335/335 trưởng thôn là đảng viên trong năm nay, Thường trực Huyện ủy đã có nhiều cuộc làm việc với Thường trực Đảng ủy các xã vẫn còn trưởng thôn chưa là đảng viên.

Công trình Kè bảo vệ bờ sông Gâm hạ lưu Nhà máy thủy điện Tuyên Quang, khu vực thị trấn Na Hang đến giữa tháng 7/2021 mới đồng loạt triển khai tại các gói thầu do điều chỉnh thiết kế. Công trình này hiện mới giải ngân được 25,2 tỷ đồng trong tổng vốn năm 2021 là 60 tỷ đồng, đạt 42% kế hoạch. Ông Lê Hải Hùng, Giám đốc Ban Quản lý cho biết, một trong những nguyên nhân khiến việc thi công, giải ngân chậm tiến độ là tại nhiều gói thầu, công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa đảm bảo tiến độ. Riêng gói thầu số 03, 04 (chiều dài 880,4 m), tiến độ thi công còn chậm so với tiến độ đã cam kết.

Thực hiện Văn bản số 2957 của UBND tỉnh, Ban Quản lý dự án đã có văn bản phê bình nhà thầu và kịp thời kiện toàn Tổ công tác, trong đó giao đồng chí Phó Giám đốc Ban trực tiếp phụ trách, cùng các cán bộ kỹ thuật của Ban thường trực luân phiên tại công trường để chỉ đạo đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công và phối hợp với UBND huyện Na Hang thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, giải quyết vướng mắc về mặt bằng thi công.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến khó lường, thì việc đẩy mạnh các dự án sử dụng vốn đầu tư công được xem là một trong những giải pháp hiệu quả bù đắp vào những thiếu hụt từ khu vực kinh tế tư nhân, thực hiện tốt mục tiêu tăng trưởng, thúc đẩy hoạt động sản xuất và giải quyết tốt bài toán về việc làm, thu nhập cho người lao động. Xử lý nghiêm các dự án chậm tiến độ, kiên quyết điều chuyển vốn cho các dự án công trình có khả năng thi công, giải ngân nhanh... tỉnh đang tập trung quyết liệt các giải pháp, để đảm bảo mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Phóng sự: Thủy Châu

Tin cùng chuyên mục