Giới thiệu về quận Cầu Giấy Hà Nội
Quận Cầu Giấy nằm ở phía Tây của Thủ Đô Hà Nội, có diện tích khoảng 12,4 km2, tiếp giáp với khá nhiều quận của Hà Nội: Ba Đình, Đống Đa, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Thanh Xuân, Tây Hồ
Hồi xưa, Cầu Giấy là một phần của huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây, sau này trở thành một thị trấn thuộc huyện Từ Liêm. Sau khi được nhà nước quy hoạch lại thì nơi đây trở thành một quận nội thành Hà Nội. Hồi xưa, nơi đây được chia theo các vùng, và đến bây giờ vẫn còn một số người gọi theo cách cũ: Vùng kẻ Bưởi (Nghĩa Tân, Nghĩa Đô), vùng kẻ Cót-Giấy (Yên Hòa, Quan Hoa), Vùng Kẻ Vòng (Dịch Vọng, Mai Dịch) và vùng Đàn Kính Chủ (Trung Hòa)
Quận Cầu Giấy có lịch sử phát triển lâu đời
Trên quận Cầu Giấy có các trục đường huyết mạch chạy qua, bao gồm: Trục đường Hồ Tùng Mậu - Cầu Giấy - Xuân Thủy nối với Quốc Lộ 32; trục đường Trần Duy Hưng nối với đại Lộ Thăng Long; trục đường Phạm Văn Đồng nối Vành Đai 3 để kết nối nội thành với các tỉnh lân cận; tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông chạy qua….
Có các cơ sở tiện ích, công trình công cộng đầy đủ trên địa bàn như: hệ thống các trường Đại học Quốc gia; Trung tâm thương mại, vui chơi giải trí tích hợp với tòa nhà văn phòng cao tầng; công viên Nghĩa Đô và công viên Cầu Giấy; hệ thống y tế, bệnh viện hàng đầu như: Bệnh viện 19 - 8, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, Bệnh viện E…
Những "cú nhảy" trong sự phát triển của quận Cầu Giấy
Bắt đầu từ một thị trấn nhỏ được tách ta, cho tới khi mới được thành lập lên quận thuộc Hà Nội vào năm 1997, lúc đó nơi đây là một vùng quê với nhiều ruộng đất, một vùng nông thôn chuyên về nông nghiệp, đường xá, cơ sở hạ tầng kém.
Tới nay, sau 25 năm phát triển, với sự lãnh đạo sát xao của UBND thành phố, quận Cầu Giấy đã phát triển mạnh mẽ, tập trung xây dựng, đấy mạnh và đến giờ đã trở thành một trong những thành phố hiện đại bậc nhất Hà Nội.
Sự hình thành và phát triển mạnh mẽ trong suốt 25 năm qua của quận Cầu Giấy
Cụ thể, vào năm 1998 nền kinh tế của quận Cầu Giấy, tỷ trọng dịch vụ chiếm 29,56%, công nghiệp và xây dựng chiếm 68,59%, nông nghiệp chiếm khoảng 2% thì đến năm 2022, quận không còn sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng dịch vụ tăng lên 63,47%, công nghiệp và xây dựng 36,53%...
Tiềm năng phát triển bất động sản của quận Cầu Giấy
Quận Cầu Giấy là một nơi có tốc độ phát triển rất nhanh, nhờ được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền, nơi đây được quy hoạch liên tục, được xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ, từ các thứ cơ bản như đường điện hạ ngầm, hệ thống thoát nước mạnh mẽ… cho đến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đi qua.
Bên cạnh đó, có rất nhiều dự án bất động sản quy mô lớn của các tập đoàn, nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài đổ vào đây, Như các khu trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng lớn. chung cư cao cấp…đặc biệt là quận đang lên kế hoạch triển khai dự án xây dựng Đại sứ quán Mỹ nằm trên địa bàn phường Yên Hòa với tổng vốn trên 1,2 tỷ USD, làm cho thị trường mua bán nhà quận Cầu Giấy trở nên sôi động
Đường sắt trên cao bắc ngang qua đường Cầu Giấy
Quận Cầu Giấy còn là nơi tập trung của rất nhiều người khi có nhu cầu về vui chơi, giải trí, ăn uống. Nơi đây tập hợp rất nhiều ngành, lĩnh vực kinh doanh, cụ thể: nhà hàng sang trọng, quán ăn vỉa hè, cửa hàng mua sắm thời trang, đại siêu thị… phục vụ đầy đủ nhu cầu cho người dân nơi đây và ở các nơi khác đến thăm. Một số các tuyến phố sầm uất nhất quận Cầu Giấy có thể kể đến như: trục đường Hồ Tùng Mậu - Cầu Giấy - Xuân Thủy, đường Trần Duy Hưng, dọc đường Trần Đăng Ninh - Nguyễn Khánh Toàn… Với những tiện ích đầy đủ như này sẽ giúp cho các bất động sản tại quận có nhiều tiềm năng phát triển hơn gấp nhiều lần
Bên cạnh quận Cầu Giấy thì quận Đống Đa cũng là quận trung tâm có hoạt động mua bán nhà rất sôi nổi do gìn giữ được những giá trị lịch sử của thủ đô, vị trí đặc địa, nằm gần khu vực trung tâm, quy hoạch tương đối ổn định. Người mua cũng có thể tham khảo thêm thông tin mua bán nhà quận Đống Đa Hà Nội để hiểu rõ hơn về thị trường bất động sản tại đây.
Có thể nói rằng, quận Cầu Giấy là một trong những nơi đáng sống bậc nhất tại Hà Nội, với nhiều tiện ích như vậy thì người mua nhà có thể linh hoạt sử dụng các bất động sản của mình như để ở, hoặc kinh doanh, cho thuê… đem lại nguồn thu thụ động mỗi tháng.
Gửi phản hồi
In bài viết