Đề án triển khai nhằm thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật sơn mài Việt Nam, góp phần phát triển thị trường văn hóa, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế qua các hoạt động giao lưu nghệ thuật, trao đổi tác phẩm, sản phẩm văn hóa. Qua đây để tôn vinh, khẳng định giá trị của sơn mài Việt Nam; bảo tồn nghệ thuật sơn mài truyền thống, đẩy mạnh sáng tạo từ chất liệu sơn mài...
Theo đó, giai đoạn 2020-2030, các bộ, ngành, địa phương tập trung xây dựng logo, bộ nhận diện “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam”; ban hành quy trình chế tác, tiêu chuẩn nguyên vật liệu, tiêu chí nghệ thuật sơn mài; đầu tư, quảng bá, giới thiệu mô hình phát triển vùng trồng cây sơn ở Phú Thọ; giới thiệu, phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ sơn mài làng nghề Hạ Thái (Hà Nội), tổ chức liên hoan nghệ thuật sơn mài quốc tế; xuất bản sách giới thiệu nghệ thuật sơn mài Việt Nam; đặt hàng sáng tác tác phẩm, sản phẩm đạt chuẩn thương hiệu sơn mài Việt Nam...
Thúc đẩy công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về sáng tác, thể hiện tác phẩm, sản phẩm sơn mài cho các họa sĩ, nghệ nhân. Phối hợp với các trường mỹ thuật, trường dạy nghề, cơ sở đào tạo nâng cao chất lượng và đổi mới chương trình đào tạo sáng tác bằng chất liệu sơn màu trong các trường đại học, cao đằng chuyên nghiệp về mỹ thuật theo hướng giữ gìn, phát huy truyền thống nghề sơn và tiếp cận cộng nghệ mới trong khu vực và quốc tế để phát triển các sản phẩm, tác phẩm sơn mài...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ cấp kinh phí cho Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm phối hợp với các ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương thực hiện đề án.
Gửi phản hồi
In bài viết