Những khu, cụm công nghiệp được lấp đầy
Cụm công nghiệp Phúc Ứng (Sơn Dương) được thành lập tại Quyết định số 28/QĐ-UBND ngày 18/01/2019 của UBND tỉnh với diện tích 75ha, trong đó đất công nghiệp 43,04 ha. Ông Ma Đức Kính, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện cho biết, ngay khi cụm công nghiệp Phúc Ứng được thành lập, huyện đã tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng: Đường giao thông, đường nội bộ, hệ thống điện nước, xử lý nước thải...theo hướng đồng bộ. Huyện cũng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, vận dụng có hiệu quả các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp khi lựa chọn Sơn Dương là điểm đến đầu tư. Tính đến thời điểm này, các dự án đăng ký đầu tư 40 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy đạt 92,9%, trong đó đã có 11 dự án được thực hiện và đi vào hoạt động với tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng.
Nhà máy giày da Chi nhánh Công ty TNHH K-Star Vina được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2020, với tổng mức đầu tư 86 tỷ đồng. Bà Hoàng Thị Hoan, đại diện Công ty cho biết, cụm công nghiệp Phúc Ứng được thành lập đã đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Hiện Nhà máy đã thực hiện đầu tư xong giai đoạn 1, chuẩn bị bước vào giai đoạn 2, công suất sản xuất tối đa 5 triệu sản phẩm/năm, tổng lao động dự kiến khoảng 4.000 người. Doanh thu tối đa đạt 1.000 tỷ đồng.
Công nhân công ty TNHH Seshin VN 2, khu công nghiệp Long Bình An sản xuất hàng xuất khẩu.
Khu công nghiệp Long Bình An (TP Tuyên Quang) từ lúc được hình thành đến nay đã thu hút nhiều doanh nghiệp lớn tầm cỡ quốc gia vào xây dựng dự án và đi vào hoạtđộng. Ông Trần Đức Thuận, Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh cho biết, đã có 11 dự án đăng ký đầu tư vào khu công nghiệp, trong đó 7 dự án đã đi vào hoạt động và 4 dự án đang trong quá trình lập thủ tục và đầu tư xây dựng, tỷ lệ lấp đầy đạt 90,3% (bao gồm cả diện tích Công ty TNHH Gang thép Tuyên Quang đăng ký mở rộng).
Toàn tỉnh hiện có 2 khu công nghiệp, 6 cụm công nghiệp phân bố đều ở các huyện, thành phố. Các khu, cụm công nghiệp được hình thành, phát triển đã tạo sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Tính đến đầu năm 2022, đã có 39 dự án đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, trong đó có 17 dự án vào khu công nghiệp, với tổng vốn lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Tiếp tục hút nguồn lực đầu tư
Ông Trần Đức Thuận, Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh cho rằng, bên cạnh kết quả đạt được,vấn đề thu hút dự án đầu tư nói chung và dự án FDI nói riêng hiện còn thiếu tập trung, dàn trải, nhiều hạn chế do các khu, cụm công nghiệp có tiềmnăng lợi thế thu hút đầu tư quỹ đất công nghiệp còn lại không nhiều như:Khu công nghiệp Long Bình An(TPTuyên Quang), Cụm công nghiệp Thắng Quân(Yên Sơn), Cụm công nghiệp Phúc Ứng(Sơn Dương)...Chưa kể mối liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa còn trong phạm vi hẹp, nên chưa thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp địa phương...
Trong chương trình làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính với tỉnhcuối năm 2021, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã kiến nghị với Chính phủ cho phép mở rộng các khu, cụm công nghiệpnhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng và hoạt động của các khu,cụm công nghiệp.Ngày 11-1-2022, Văn phòng Thủ tướng Chính phủ đã ra thông báo số 12/TB-VPCP về Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý với đề xuất của tỉnh Tuyên Quang về việc mở rộng khu, cụm công nghiệp.
Cụm công nghiệp Phúc Ứng (Sơn Dương) thu hút nhiều dự án đầu tư.
Ông Hoàng Đức Tiến, Phó Giám đốc Sở Công thương khẳngđịnh, sựđồng ý của Thủ tướng Chính phủ đã mở ra cơ hội để Tuyên Quang thực hiệnquy hoạch các khu, cụm công nghiệpphù hợp với quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh, định hướng phát triển công nghiệp của cả nước. Theo Phó Giám đốc Hoàng Đức Tiến, căn cứ vào tiềm năng lợi thế của các trục đường huyết mạch giao thông như: Quốc lộ 2, Quốc lộ 2C, Quốc lộ 37; đường Hồ Chí Minh, đường nối tỉnh Tuyên Quang với cao tốc Nội Bài-Lào Cai, giai đoạn từ nay đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh đã rà soát và xây dựng phương án phát triển các cụm công nghiệp và làng nghề để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, dự kiến quy hoạch, thành lập 23 cụm công nghiệp gồm duy trì, mở rộng các cụm công nghiệp hiện có và thành lập các cụm công nghiệp mới.
Đối với khu công nghiệp Long Bình An,tỉnh đã xây dựng đề án mở rộng. Theo đó, tổng diện tích quy hoạch khu công nghiệp là 333ha, trong đó diện tích quy hoạch hiện có là 170ha; diện tích quy hoạch mở rộng là 163 ha. Mụctiêu đặt ra là phát triển, mở rộng các khu, cụm công nghiệptheo hướng chuyên ngành, định hướng sản phẩm công nghệ cao, ngành nghề không ô nhiễm, có chọn lọc. Bảo đảm liên kết hạ tầng đồng bộ các đô thị và các ngành dịch vụ khác gắn liền với phát triển khu, cụm công nghiệp. Phát huy lợi thế về giao thông đối nội, đối ngoại nhằm phát triển bền vững, có hiệu quả. Xây dựng và phát triển công nghiệp hỗ trợ, tạo nền tảng để phát triển bền vững
Mở rộng các khu, cụm công nghiệp cộng với môi trường đầu tư tốt, thể chế thuận lợi, thông thoáng sẽ tạo sức hút với các nhà đầu tư. Đây cũng chính là cơ hội để tỉnh phát triển, góp phần tích cực vào việc tăng trưởng kinh tế của vùng và cả nước.
Gửi phản hồi
In bài viết