Lớp học thực hành sửa chữa ô tô tại Trường Cao đẳng Nghề kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang.
Mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2030 toàn tỉnh sẽ thu hút 35% học sinh trung học vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 50% lực lượng lao động; tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt từ 70% trở lên.
Mục tiêu xây dựng Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang thành trường cao đẳng chất lượng cao vào năm 2035, đảm bảo có 50% chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng; có ngành, nghề được các nước trong khu vực ASEAN hoặc quốc tế công nhận.
Đến năm 2045, lực lượng lao động của tỉnh Tuyên Quang tiếp cận và đáp ứng một phần nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao của đất nước và hội nhập quốc tế.
Hàng năm các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có trách nhiệm đổi mới nội dung công tác giáo dục nghề nghiệp; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cá nhân vi phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp, rút ra bài học kinh nghiệm, cách làm hiệu quả để nhân rộng; có trách nhiệm báo cáo tình hình, kết quả thực hiện trước ngày 5 - 2 qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan truyền thông trên địa bàn tích cực tuyên truyền, thực hiện hiệu quả các chính sách về đào tạo nghề và hoạt động hỗ trợ giáo dục nghề nghiệp thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, qua đó đánh giá tình hình, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Gửi phản hồi
In bài viết