Trầm hương Mộc Thủy - từ đạo của trầm đến đạo của người

Trầm hương được nhiều đạo hữu yêu mến không phải chỉ nhờ hương thơm có sắc, có vị của nó mà còn bởi Trầm hương cũng sở hữu những nét tính cách, linh hồn riêng biệt. Có lẽ chính bởi vì thế, hương đạo, Trầm đạo mới đủ sức làm người ta say mê đến thế.

Mong trong mình tình yêu với những thớ gỗ ngát hương, Trầm Hương Mộc Thủy đang trên hành trình mang đạo của Trầm sát gần hơn đến đạo của người, giúp mỗi người tìm về với bản ngã, với chốn an yên trong tâm hồn. 

1. Đạo của trầm - Đạo của người 

Khái niệm đạo của Trầm lần đầu được đề cập dưới thời của hiên hoàng Khâm Minh  (欽 明 天 皇) năm 552 (cũng có tài liệu cho rằng Hương đạo xuất phát từ Trung Quốc từ đầu thế kỷ thứ VI). Từ thú chơi tao nhã, đầy tính văn hoa ấy, người Nhật đã biến hương đạo trở thành một thước đo sự tinh tế, nhạy cảm, tao nhã, thanh lịch của giới quý tộc xứ Phù Tang. 

Dù cho trước Trầm, đã từng có muôn loài thảo mộc du nhập vào vương quốc này, được người Nhật sử dụng làm hương liệu, xong phải đến Trầm - 1 loại thảo mộc có nhiều tầng sâu nội hàm mới khiến người ta phải kiên nhẫn, tìm hiểu và giác ngộ những chân lý riêng. Có lẽ, cũng bởi thế, mà đạo của Trầm mới ra đời, đòi hỏi những người yêu hương, yêu trầm phải “tu” trong thời gian dài. 

Sau này, khi phật giáo du nhập từ Ấn độ vào các nước Đông Á và Đông Nam Á, mang theo nền văn minh đạo Phật, trầm hương lại càng trở nên phổ biến hơn bởi nó gắn chặt với đời sống tâm linh. Trầm không chỉ là 1 trong 3 tam bảo của cõi Niết Bàn, nó còn mở ra một chương hoàn toàn mới: Đạo của Trầm.

Cái hay của đạo của Trầm là ở chỗ, người thưởng hương không thể cảm nhận được sự tinh túy một cách vội vàng. Trầm đòi hỏi tính nhẫn nại để thưởng thức. Hương đạo cho rằng, Trầm có tất cả 180 nốt hương riêng biệt, chỉ khi cảm nhận được trọn vẹn vị của Trầm, người ta mới có thể “đắc đạo”, vững vàng trước mọi lẽ sống. 

Trầm như người, thông qua làn hương Trầm, ta có thể đoán được xuất xứ cũng như những bão tố mà nó phải trải qua: Kỳ Nam của Việt Nam có vị đắng, Trầm từ Thái Lan có vị ngọt, từ Malacca và Malaysia không vị, từ Bồ Đào Nha có vị mặn, từ Indonesia có vị chua và từ ấn Độ có vị cay… Trầm gặp giông tố thì có hương đậm đà nồng nàn, Trầm gặp nấm bệnh thì có hương nhẹ nhàng, thoang thoảng pha chút cay nồng nơi khí quản. 

Có lẽ, sự đắt đỏ, xa xỉ của trầm bắt nguồn từ chính những cung bậc mà thứ thảo mộc hội tụ đủ tinh hoa của nhật nguyệt ấy gieo vào lòng người thưởng hương. Cũng có lẽ, không phải Trầm, thì ít loài cây nào mang lại cho người nhiều tầng suy nghĩ, xúc cảm đến thế. 

Lắng nghe hương của Trầm là lắng nghe hương của đời, lắng nghe những tiếng lòng còn đang thổn thức. 

Hương của Trầm là chất xúc tác để người yêu hương ngộ ra cái đạo của Trầm, rồi từ đó, tiến gần hơn đến tâm đạo trong trái tim mỗi người. Để từ đó, tự điều chỉnh thái độ sống trên hành trình sống, biết tự điều chỉnh hành vi của bản thân để hướng đến giá trị chân, thiện, mỹ. 

2. Trầm Hương Mộc Thủy - hương quán tâm hồn 

Tại Hương quán Mộc Thủy - nơi trú chân của những linh hồn nhạy cảm, yêu cái đẹp, muốn tìm về bản ngã, an yên; đạo hữu sẽ được gạt bỏ hết ưu phiền, thả mình theo làn kỳ yên của hương trầm ngào ngạt. Mộc Thủy - hương của bình yên an ủi những linh hồn mệt nhọc sau những phong ba của cuộc đời. 

Hương trầm ngọt the, vương vấn, quấn quýt trong không khí, đọng lại trong lòng người một chút thanh thản, một chút nhẹ nhàng.

Phật dạy: “Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe, trí tuệ” - hãy trân trọng chăm sóc bản thân ngay từ trong tâm hồn khi còn có thể. Mỗi vết thương là một nấc thang để trưởng thành - như hành trình cây dó bầu trải qua mọi đớn đau, gian khổ để tạo nên chất trầm hương quý giá dâng cho đời!

Mộc Thủy hương quán vẫn đang mở cửa để các đạo hữu đồng hương đến thưởng thức hương của trầm, hương của cõi an yên và các sản phẩm nhang, Nụ Trầm Hương Mộc Thủy tại :

TramHuongMocThuy.vn

Website: Hotline: 0793839796 – 0789061296

Địa Chỉ:

Nơi Sản Xuất: Phường An Hòa, Thành Phố Huế

Văn Phòng: 328/19 Nguyễn Thị Đặng, Phường Tân Thới Hiệp, Quận 12

Tin cùng chuyên mục