Về phía tỉnh, cùng đi với đoàn có đồng chí Lê Thị Thanh Trà, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Sở Ngoại vụ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Giáo dục và Đào tạo.
Đoàn công tác Đại sứ quán Lào tại Việt Nam thăm Khu di tích lịch sử cách mạng Lào tại xã Mỹ Bằng.
Đoàn đã tới thăm Khu di tích cách mạng Lào tại thôn Làng Ngòi, Đá Bàn, xã Mỹ Bằng, nơi Hoàng thân Xu-pha-nu-vông và đồng chí Cay-xỏn-phôm-vi-hản đã ở, làm việc từ tháng 6 năm 1950 đến cuối năm 1951. Nơi đây đã diễn ra những sự kiện lịch sử quan trọng của cách mạng Lào và ghi dấu mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào: Đại hội các lực lượng kháng chiến Lào, ngày 13-8-1950 tại thôn Làng Ngòi; Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm, làm việc với các đồng chí lãnh đạo Chính phủ kháng chiến Lào và thăm đồng bào địa phương tại thôn Đá Bàn, tháng 12-1950. Đoàn bày tỏ xúc động khi tỉnh Tuyên Quang, nhân dân địa phương tôn tạo, giữ gìn khu di tích. Đây thực sự là địa chỉ đỏ giáo dục tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt Việt - Lào.
Đoàn công tác Đại sứ quán Lào tại Việt Nam thăm, làm việc tại Trường Đại học Tân Trào.
Tại Trường Đại học Tân Trào, Ngài Đại sứ Sẻng-Phết Hùng-Bun-Nhuông bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang nói chung và Trường Đại học Tân Trào nói riêng đã tiếp nhận và đào tạo sinh viên của 2 tỉnh Xiêng Khoảng và Phông Sa Lì. Đồng chí mong muốn trong thời gian tới, tỉnh Tuyên Quang tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để nước Lào cử nhiều hơn nữa lưu học sinh sang học tập tại Trường Đại học Tân Trào. Đại sứ cũng căn dặn các em sinh viên Lào tích cực học tập, rèn luyện tốt, chấp hành tốt quy định của nhà trường, pháp luật của Việt Nam để sau này mang kiến thức về xây dựng quê hương Lào giàu đẹp, văn minh.
Gửi phản hồi
In bài viết