Đề cập đến vấn đề này, nhà báo Thái An có bài viết: Áp lực cần giảm (trang 3).
Theo tác giả, hệ lụy mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ ảnh hưởng đến cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội và các chuẩn mực xã hội. Chuyên gia về giới và nhân quyền của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc cho biết, nếu không có biện pháp khắc phục, khoảng 30 năm tới, Việt Nam sẽ đối mặt tình trạng 2,3-4,3 triệu đàn ông phải sống độc thân vì thiếu nữ giới.
Dư thừa nam giới cũng khiến cấu trúc gia đình bị phá vỡ; người già neo đơn, không nơi nương tựa sẽ gia tăng, một số ngành, nghề vốn thích hợp với phụ nữ như giáo viên, y tá, may mặc… có nguy cơ thiếu nhân lực. Từ đó, tác giả cho rằng: Để chấm dứt tình trạng này, cần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong cộng đồng, đặc biệt là nam giới. Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống luật pháp, chính sách, triển khai các chương trình về bình đẳng giới, xây dựng và thực hiện chính sách về bảo trợ xã hội cho người cao tuổi…
Nhận thức lạc hậu là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng giới tính. Đây là khẳng định của nhà báo Đức Anh qua bài viết: Loại bỏ mất cân bằng giới tính (trang 2)
Tác giả kể câu chuyện của chính gia đình mình, gia đình có 2 con gái có tuổi thơ êm đềm, hạnh phúc. Trong khi, nhà hàng xóm cố sinh thêm con trai trong khi có tới 8 người con gái đã khiến cuộc sống vô cùng khó khăn. Dẫn chứng để thấy, tư tưởng trọng nam khinh nữ chính là nguồn cơn của tình trạng bất bình đẳng giới tính hiện nay.
Nhiều gia đình muốn đẻ con trai và phải đẻ bằng được con trai làm cho tỷ lệ trẻ em trai sinh ra nhiều hơn trẻ em gái. Con nào cũng là con, không quan trọng là trai hay gái, miễn đó là những đứa trẻ nhận được sự giáo dục tốt từ gia đình, nhà trường, xã hội; đó là những đứa con hiếu thảo với gia đình, sống có trách nhiệm với bản thân và mọi người... Tư tưởng phong kiến, lạc hậu trọng nam khinh nữ cần phải loại bỏ ngay trong nhận thức của cả cộng đồng và toàn xã hội.
Ở Tuyên Quang, mất cân bằng giới tính cũng đang đặt ra những thách thức lớn đối của ngành dân số. Theo Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Sở Y tế), không chỉ mất cân bằng giới tính, những năm gần đây, tỷ lệ sinh con thứ 3 cũng đang có xu hướng tăng trở lại. Chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh có 813 trường hợp sinh con thứ 3 trở lên. Trong đó, nhiều nhất là Sơn Dương 317 trường hợp, Yên Sơn 170 trường hợp. Còn lại, tất cả các địa phương đều có các trường hợp sinh con thứ 3.
Hệ lụy của mất cân bằng giới tính đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Toàn bộ nội dung này được chuyển tải qua các bài viết:
- Thách thức mất cân bằng giới tính (Trần Liên, trang 2+3)
- “Nước mắt” tảo hôn (Thủy Châu, trang 4)
- Vẫn còn trọng nam khinh nữ (Huy Hoàng, trang 5)
Chuyên mục Tác giả - Tác phẩm giới thiệu tiểu thuyết Rễ rừng vừa đoạt giải thưởng Tân Trào của Đỗ Anh Mỹ.
Trang văn học (8+9) giới thiệu truyện ngắn: Mầm sống của Trần Tú; thơ: Đường nắng (Trần Quang Đạo), Có khi là nỗi nhớ (Tự Dạ Linh), Con đường mưa (Bùi Việt Phương).
Chuyên mục Đến với bài thơ hay giới thiệu tác phẩm Thổ cẩm được trích đăng trong tập thơ Từ 1 lãng quên vừa mới xuất bản (tháng 5-2023) của nhà thơ Đinh Công Thủy.
Chuyên mục Nhịp cầu nhân ái (trang 11) giới thiệu hoàn cảnh của gia đình anh Nguyễn Đức Thành ở tổ 2, phường Tân Hà, TP Tuyên Quang. Gia đình anh thuộc diện cận nghèo, có hoàn cảnh đặc biết khó khăn. Căn nhà anh đang sống có nguy cơ bị đổ sập rất cần sự giúp đỡ của các mạnh thường quân.
Thư giãn cùng Tuyên Quang cuối tuần, bạn đọc còn được thưởng thức các bài viết nhẹ nhàng, sâu lắng qua chuyên mục Tản văn, Mỗi tuần một cuốn sách, Ẩm thực xứ Tuyên...
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Gửi phản hồi
In bài viết