Tại hội thảo, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Tuấn Linh, Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và can thiệp điện quang - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã trình bày về vai trò của chụp cắt lớp vi tính đa dãy; ứng dụng chụp cộng hưởng từ 1.5 tesla trong lâm sàng ...
Các đại biểu tham gia hội thảo.
Tại hội thảo, chuyên gia cũng đã phân tích, chỉ ra rằng trước kia khi chưa có cắt lớp vi tính thì việc thăm khám các bệnh lý về chấn thương sọ não, đột quỵ não, thăm khám một số mạch máu, hệ xương khớp, ổ bụng…gặp rất nhiều khó khăn. Cắt lớp vi tính ra đời đã tạo ra bước tiến vượt bậc trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý này. Qua đó giúp cho các bác sĩ lâm sàng có lựa chọn phương pháp tối ưu nhất cho người bệnh.
Với đặc điểm nhanh, gọn, không gây ảnh hưởng phụ và hiện đại, chuyên gia đã phân tích cho thấy những ưu việt của chụp cộng hưởng từ như: độ tương phản của tổn thương tốt; độ phân giải không gian tốt; cung cấp nhiều thông tin như giải phẫu, hình ảnh mạch máu, hình ảnh dòng chảy (dịch não tuỷ), hình ảnh chức năng, phổ.
Các thầy thuốc có thể chỉ định chụp cộng hưởng cho các bệnh lý gồm: các bệnh lý thần kinh cấp tính (nhồi máu, chảy máu, viêm não - viêm tuỷ); các bệnh lý bán cấp - mạn tính (u não, động kinh, bệnh lý chất trắng - chuyển hoá, bệnh lý).
Máy chụp CT scanner 32 dãy phục vụ công tác chẩn đoán hình ảnh tại Bệnh viện Đa khoa Hoàng Việt.
Sau phần trình bày phân tích của chuyên gia, nhiều ý kiến đã được đưa ra thảo luận như các ca bệnh có hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ khó chẩn đoán để phân tích; cách đánh giá tỷ trọng và tính chất tín hiệu của chuỗi xung để chẩn đoán bản chất tổn thương.
Hội thảo là cơ hội giúp các thầy thuốc cập nhật thêm các kiến thức chuyên sâu, giúp chẩn đoán nhanh chóng, phát hiện chính xác bệnh qua 2 phương pháp chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ. Từ đó đưa đến cách điều trị thích hợp, hiệu quả cho người bệnh cũng như nâng cao năng lực trong chẩn đoán và điều trị.
Gửi phản hồi
In bài viết