Sự kiện tổ chức nhân dịp Ngày Quốc tế bảo tàng (18-5).
Theo Phó Giám đốc Bảo tàng Hà Nội Đặng Minh Vệ, trong năm 2023 và tính đến tháng 4-2024, Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức cho khoảng 17.000 khách tham gia các hoạt động giáo dục, trải nghiệm. Đối tượng tham gia trải nghiệm phần lớn là học sinh, sinh viên, nên đây được xác định là đối tượng chính, trọng tâm của bảo tàng khi xây dựng các nội dung hoạt động trải nghiệm.
Bảo tàng Hà Nội là địa chỉ giáo dục văn hóa được nhiều người tìm đến. Ảnh: BTHN
Với lợi thế lưu giữ một kho tàng di sản quý giá trên 73.000 tài liệu, hiện vật gốc về lịch sử tự nhiên, xã hội của Thủ đô ngàn năm văn hiến, cùng với khuôn viên, không gian lớn, hiện đại có cây xanh tạo bóng mát, Bảo tàng Hà Nội đã xây dựng các hoạt động trải nghiệm giáo dục ở khuôn viên bảo tàng, gồm các trò chơi dân gian, chợ Tết, rước trăng chơi phố dịp Trung thu...
Đồng thời, Bảo tàng Hà Nội còn nghiên cứu, tổ chức các hoạt động giáo dục gắn liền với di sản văn hóa phi vật thể, giao lưu với các nghệ nhân. Nhiều hoạt động hấp dẫn du khách trải nghiệm như: Làm tò he, nón chuông, cốm Mễ Trì, gốm Bát Tràng… và các chương trình biểu diễn nghệ thuật như múa rối nước Đào Thục, ca trù, hát xẩm…Tại tọa đàm, các đơn vị từng phối hợp tổ chức hoạt động giáo dục tại Bảo tàng Hà Nội đã chia sẻ câu chuyện về ý tưởng, hành trình khi xây dựng chương trình giáo dục; các hoạt động giáo dục đã thực hiện.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, hiện nay, đối tượng tham quan bảo tàng phần lớn là học sinh, sinh viên các trường theo chương trình giáo dục trải nghiệm, vì thế các bảo tàng cũng nên phối hợp với các đơn vị, nhà trường tổ chức thêm nhiều hoạt động giáo dục, đa dạng hóa nội dung học tập tại bảo tàng.
Gửi phản hồi
In bài viết