Chị Trần Thị Phương Thảo
Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Hiệp
Đây là một trong những đề xuất mới tại dự thảo Luật Đất đai mà tôi quan tâm. Cụ thể, Điều 49 dự thảo Luật Đất đai quy định về điều kiện được mua bán, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, gồm: Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền đổi thửa. Hiện nay, tại khoản 1, Điều 188, Luật Đất đai năm 2013 đang quy định trường hợp này loại trừ trường hợp tất cả người nhận thừa kế là người nước ngoài hoặc định cư ở nước ngoài không được mua nhà ở tại Việt Nam thì không được cấp sổ đỏ hoặc khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất khi có hoặc khi đủ điều kiện cấp sổ đỏ.
Đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm cho hoạt động thi hành án, đất đang trong thời hạn sử dụng thì có thêm quy định quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời. Đây là quy định mới được bổ sung so với Luật Đất đai đang có hiệu lực. Như vậy, so với quy định hiện nay, dự thảo đã bổ sung thêm điều kiện để được mua bán đất là phải không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời. Là người dân, tôi mong muốn cơ quan soạn thảo luật nghiên cứu chặt chẽ khi đưa các quy định vào luật và có hướng dẫn cụ thể để khi Luật Đất đai sửa đổi ban hành tạo điều kiện tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp thực hiện.
Cần xây dựng lại khái niệm hộ gia đình sử dụng đất
Ông Đào Văn An
Phường An Tường (TP Tuyên Quang)
Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung tại khoản 2, Điều 5 quy định: “Hộ gia đình sử dụng đất gồm những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, có quyền sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (sau đây gọi là hộ gia đình)”. Theo quy định này, những người trong hộ gia đình sử dụng đất không còn phải sống chung với nhau nữa mà chỉ cần đáp ứng điều kiện: có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, huyết thống; có quyền sử dụng đất trước ngày luật có hiệu lực. Ngoài ra, khoản 5, Điều 143 dự thảo cũng đã đề xuất sổ đỏ hộ gia đình sẽ ghi tên tất cả các thành viên của hộ gia đình sử dụng đất đó.
Vì vậy, tôi đề nghị cần xây dựng lại khái niệm hộ gia đình sử dụng đất trong Luật Đất đai sửa đổi trên cơ sở làm rõ phạm vi và chủ thể có quyền sử dụng đất của hộ gia đình trong trường hợp hộ gia đình có nhiều thành viên, thuộc nhiều thế hệ, có nhiều mối quan hệ đan xen như: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng... để bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng đất là con dâu, là vợ, là cháu gái khi ở cùng với gia đình mà đất đó chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Gửi phản hồi
In bài viết