Đến năm 2030 toàn tỉnh quyết tâm đạt diện tích cây rau an toàn trên 8.500 ha, sản lượng trên 114.000 tấn/năm, diện tích rau phục vụ chế biến, liên kết với các cơ sở chế biến khoảng 350 đến 400 ha, sản lượng trên 22.000 tấn.
Trên 95% số mẫu rau được thanh tra, kiểm tra đạt tiêu chuẩn an toàn, đảm bảo truy xuất nguồn gốc chiếm khoảng 30% tổng diện tích gieo trồng rau toàn tỉnh.
Vùng sản xuất rau an toàn tại xã Khâu Tinh (Na Hang).
Ưu tiên phát triển các loại rau ưa lạnh có giá trị kinh tế cao trồng vụ đông như: Bắp cải, su hào, súp lơ; mở rộng diện tích rau sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn (VietGAP, hữu cơ, Global GAP,...) ở các vùng có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp như các huyện: Na Hang, Lâm Bình, Hàm Yên để sản xuất rau trái vụ.
Để đảm bảo truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030, các huyện, thành phố xác định quy mô vùng sản xuất rau an toàn, tập trung trong phương án quy hoạch, kế hoạch sản xuất của địa phương, gắn phát triển vùng sản xuất rau an toàn, tập trung với các cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm.
Khuyến khích dồn điền, đổi thửa, tích tụ đất đai tạo điều kiện thuận lợi để liên kết sản xuất; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng để hình thành các vùng chuyên canh trồng rau tập trung.
Đẩy mạnh sử dụng các giống rau có năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu sâu bệnh hại, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu; tăng tỷ lệ sử dụng giống F1, giống ghép (cà chua ghép); khuyến khích phát triển các giống rau bản địa, đặc sản địa phương nhất là đối với các địa phương có điều kiện sinh thái phù hợp như: Lâm Bình, Na Hang, Hàm Yên, Chiêm Hóa.
Đối với hộ gia đình, cần chủ động liên kết với doanh nghiệp thông qua hợp tác xã để hình thành vùng sản xuất rau tập trung, gắn với xây dựng mã số vùng trồng truy xuất nguồn gốc và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời tích cực tham gia các lớp tập huấn sản xuất rau an toàn, IPHM, VietGAP, hữu cơ…
Lãnh đạo các địa phương, các sở, ngành có liên quan có trách nhiệm đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình xây dựng thương hiệu sản phẩm rau an toàn, xây dựng sản phẩm OCOP, gắn với cấp mã số vùng trồng để người tiêu dùng dễ dàng cập nhật các thông tin về sản phẩm.
Từng bước mở rộng diện tích vùng trồng rau xuất khẩu, vùng trồng cung cấp cho nhà máy chế biến rau xuất khẩu, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chất lượng, điều kiện thị trường các nước nhập khẩu. Cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói các loại rau có tiềm năng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.
Văn bản xem tại đây.
Gửi phản hồi
In bài viết