Nhằm giúp cho cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc tính chất, tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong tình hình hiện nay; tạo bước chuyển biến rõ rệt, hiệu quả, thiết thực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ở địa phương.
Với yêu cầu trên, BCH Đảng bộ tỉnh đã xác định tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:
Ngay trong Quý I/2022 mở đợt sinh hoạt sâu rộng trong toàn Đảng bộ tỉnh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xây dựng kế hoạch thực hiện Kết luận số 21-KL/TƯ, đảm bảo quán triệt, triển khai nghiêm túc; xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, rõ ràng, phù hợp với thực trạng của tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện các nội dung chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.
Hàng năm, thực hiện nghiêm việc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng, gắn với việc tu dưỡng, rèn luyện, nêu gương của cán bộ, đảng viên; chú trọng kiểm tra, giám sát việc sửa chữa khắc phục hạn chế, khuyết điểm. Tiếp tục triển khai việc cam kết của từng cán bộ, đảng viên với chi bộ, cơ quan, đơn vị trong giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cùng với việc đăng ký học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Từ năm 2022, kịp thời rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định, quy chế liên quan đến công tác cán bộ, tổ chức bộ máy và trách nhiệm của người đứng đầu nhằm kiểm soát quyền lực và phòng, chống tiêu cực trong công tác cán bộ; thực hiện hiệu quả chủ trương khuyến khích , bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung, chủ trương bố trí chức danh lãnh đạo chủ chốt không phải người địa phương.
BCH Đảng bộ tỉnh cũng xác định các nhiệm vụ phải thực hiện thường xuyên đó là: Đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng theo hướng chủ động, thiết thực, kịp thời và hiệu quả; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên. Các cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; đề cao tính chiến đấu trong sinh hoạt cấp ủy và tổ chức đảng; khắc phục tình trạng chuyên quyền, độc đoán, mất dân chủ, mất đoàn kết, nể nang, né tránh, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, lợi ích nhóm. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tập trung xử lý dứt điểm các vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, những vấn đề bức xúc được dư luận xã hội quan tâm.
Tăng cường hoạt động của Ủy ban Kiểm tra các cấp, chú trọng công tác tự kiểm tra, tự giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm tập thể, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những trường hợp suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Phát huy vai trò của Hội đồng nhân dân các cấp; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân, quản lý của các cơ quan hành chính, đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số gắn với cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, năng động, phục vụ nhân dân. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức quần chúng. Phát huy vai trò giám sát, phản biện của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống và nêu gương của cán bộ, đảng viên và công chức, viên chức.
Gửi phản hồi
In bài viết