Thầy mo thực hiện nghi lễ. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN
Trong số 14 di sản được ghi danh lần này, tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của một số huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa và một số huyện thuộc tỉnh Phú Thọ được ghi danh. Trước đó, trong đợt công nhận đầu tháng 2-2023, Mo Mường ở Hà Nội cũng đã được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngoài Mo Mường, 12 di sản khác được ghi danh lần này gồm: Nghề thủ công truyền thống Nghề làm muối ớt Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh); nghệ thuật trình diễn dân gian Hò giã gạo, tỉnh Quảng Trị; lễ hội truyền thống Lễ hội Dinh Cô, thị trấn Long Hải, huyện Long Điền (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu); nghề thủ công truyền thống Nghề dệt thủ công truyền thống của người Ba Na, thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum); tri thức dân gian Tri thức trồng và chế biến chè Tân Cương, thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên); lễ hội truyền thống, Tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Trung thu ở Hội An, thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam); lễ hội truyền thống Lễ hội Nghinh Ông, phường Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu); nghệ thuật trình diễn dân gian Nghệ thuật Chèo (tỉnh Thái Bình); lễ hội truyền thống Lễ hội Núi Văn - Núi Võ, huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên); lễ hội truyền thống Lễ hội chùa Bắc Nga, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc (tỉnh Lạng Sơn); nghệ thuật trình diễn dân gian Lượn cọi của người Tày, huyện Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng); tri thức dân gian Nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục của người Dao đỏ, xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng).
Gửi phản hồi
In bài viết