Có thể thấy rằng, thời gian gần đây, khi sân khấu Thủ đô rục rịch trở lại phục vụ khán giả, những vở diễn được ra mắt của các đơn vị nghệ thuật đều ghi danh tác giả, đạo diễn là những tên tuổi kỳ cựu. Đáng chú ý là có không ít vở diễn dựng lại từ kịch bản kinh điển, dân gian hoặc dùng kịch bản được sáng tác từ nhiều năm trước, đã dàn dựng ở các loại hình sân khấu khác nhau...
Không chỉ riêng ở lĩnh vực sáng tác, lý luận, phê bình sân khấu cũng đang vắng dần những chuyên gia có nghề. Những cây bút trẻ hiện nay chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, quảng bá tác phẩm chứ chưa có nhiều công trình, bài viết lý luận, phê bình, phân tích, đánh giá tác phẩm sân khấu chất lượng, đủ khả năng định hướng thẩm mỹ cho người làm nghề, người thưởng thức nghệ thuật.
Thiếu tác giả, đạo diễn, nhà lý luận, phê bình trẻ nên sân khấu hiện nay khó tiếp cận với khán giả trẻ. Giữa sân khấu truyền thống và khán giả của thời đại số càng có khoảng cách lớn hơn. Để kịp thời thoát khỏi tình trạng này, việc đầu tư đào tạo đội ngũ sáng tác sân khấu trẻ là rất cần thiết. Ngoài xây dựng cơ chế đặc thù về đào tạo trong nước với đãi ngộ xứng đáng, các tài năng trẻ cần được đưa đi học tập ở nước ngoài, tìm tòi cách thức tiếp cận khán giả tiên tiến để trở về áp dụng tại Việt Nam...
Gửi phản hồi
In bài viết