Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Đảng ta đặc biệt quan tâm công tác chỉnh đốn, xây dựng Đảng. Các cấp ủy, tổ chức Đảng đã cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác chỉnh đốn, xây dựng Đảng bằng nhiều giải pháp cụ thể như: Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”; tự soi, tự sửa; phát huy vai trò nêu gương của người đứng đầu, cán bộ, đảng viên; xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm; dám đổi mới, sáng tạo; dám đương đầu với khó khăn, thử thách và dám hành động vì lợi ích chung; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ…
Đại hội XIV của Đảng có ý nghĩa quan trọng mang tính bước ngoặt, là dấu mốc đặc biệt trên con đường phát triển của đất nước ta, mở ra một kỷ nguyên mới, “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”. Bối cảnh đó đặt ra yêu cầu rất cao trong công tác xây dựng Đảng. Công cuộc đổi mới càng đi vào chiều sâu, Đảng càng phải không ngừng uốn nắn, chấn chỉnh, kiểm soát, ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và những hạn chế, yếu kém tồn tại trong Đảng. Mỗi cấp ủy, tổ chức Đảng cần phải xác định tự đổi mới, tự chỉnh đốn là công việc thường xuyên, không ngừng nghỉ của chính mình, không đùn đẩy cũng như không đợi ai thúc ép mới thực hiện. Tự đổi mới, tự chỉnh đốn trong Đảng đòi hỏi phải được bắt đầu từ mỗi cán bộ, đảng viên.
Chỉ khi mỗi tổ chức Đảng thường xuyên tự đổi mới, tự sửa chữa, khắc phục kịp thời những yếu kém, hạn chế, khuyết điểm của mình mới góp phần xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh toàn diện.
Gửi phản hồi
In bài viết