Tiêu xương răng thì có thể thực hiện cắm trụ implant được không

Câu hỏi: Xin chào bác sĩ, hiện tôi đang có ý định làm răng implant nhưng vẫn còn một vài băn khoăn muốn được giải đáp. Tôi bị mất răng khá lâu, chính vì thế mà răng hàm nơi vị trí bị mất có xu hướng bị tiêu xương. Vậy liệu trường hợp bị tiêu xương răng thì có thể thực hiện được phương pháp implant không? Các loại trụ implant hiện nay trên thị trường có giá cả như thế nào? Nhã Uyên (Tp.HCM)

Trả lời: 

Xin chào bạn, cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn về vấn đề tiêu xương răng do bị mất răng quá lâu có thể thực hiện làm răng implant được không và các loại cắm trụ implant hiện nay. Chúng tôi xin chia sẻ một vài thông tin gửi đến bạn.

Về phương pháp làm implant

Implant được biết đến là giải pháp làm đẹp nha khoa thẩm mỹ phổ biến, được nhiều quốc gia trên thế giới ứng dụng để giải quyết nhu cầu phục hình răng sứ và thẩm mỹ. Về kỹ thuật, trụ răng implant sẽ vững và bền chắc, sử dụng tốt trong trường hợp xương hàm vẫn còn nguyên vẹn hoặc đáp ứng đủ điều kiện để cấy ghép. Trường hợp người mất răng lâu, có xu hướng bị tiêu xương răng cần phải được thực hiện ghép xương mới có thể hoàn thiện cắm trụ implant.

Tiêu xương răng vẫn có thể áp dụng được phương pháp implant

Vì sao tiêu xương răng phải thực hiện ghép xương

Như đã nói ở trên, implant chỉ có thể sử dụng tốt khi được cắm vững trong khung xương với phần xương còn nguyên vẹn hoặc đáp ứng đủ điều kiện để cấy ghép. Do đó, trường hợp bị tiêu xương răng sẽ được bác sĩ kiểm tra thăm khám và đưa ra chỉ định cấy ghép xương hàm để bổ sung đủ lượng xương thích hợp để cắm trụ implant, làm nền vững chắc cho mão sứ và sử dụng implant lâu dài. Có thể hiểu đơn giản, việc ghép xương là để tạo thế vững chắc cho trụ implant khi được cắm vào khung hàm, hạn chế nguy cơ bị đào thải trụ cũng như các biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.

Những trường hợp nào cần ghép xương

Kỹ thuật ghép xương trong Implant là kỹ thuật rất quan trọng để tạo độ ổn định cho chân răng. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng bắt buộc phải ghép xương. Những trường hợp sau sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện ghép xương trước khi làm implant.

Không phải trường hợp nào cũng được chỉ định ghép xương

  • Người bị tiêu xương hàm lâu ngày và không còn đủ chất lượng xương để giữ vững trụ implant
  • Người mang răng hàm tháo lắp lâu dài khiến xương bị thiếu hụt
  • Xương ổ răng bị tổn thương nặng do nhổ răng không được đảm bảo kỹ thuật 
  • Người bị bệnh lý về nha chu, viêm chóp răng, viêm tủy… dẫn đến tình trạng xương không còn đảm bảo để thực hiện implant.
  • Người có xương hàm mỏng, mềm, yếu do bẩm sinh
  • Người từng bị chấn thương mạnh tại vùng xương hàm hoặc từng để lại di chứng do phẫu thuật bóc tách u năng răng, khiến cấu trúc xương hàm bị biến đổi.

Những phương pháp ghép xương răng

Hiện nay, việc ghép xương răng hỗ trợ cho cắm ghép implant khá phổ biến. Một số những phương pháp ghép xương được áp dụng nhiều nhất hiện nay.

Dùng xương tự thân: phương pháp này sẽ được bác sĩ sử dụng chất liệu được lấy từ chính các bộ phận trên cơ thể của người bệnh như xương cằm, hông, xương hàm dưới…. sau đó sẽ thực hiện kỹ thuật cấy trực tiếp vào trong ổ răng. Vì là xương được lấy tự thân nên mức độ an toàn và tương thích được đánh giá cao, hạn chế được nguy cơ bị lây nhiễm chéo và đào thải.

Sự phát triển của y học đã cho ra đời nhiều phương pháp ghép xương để khắc phục tình trạng tiêu xương răng

Cấy ghép xương đồng chủng: đây là phương pháp sử dụng xương từ những cá thể khác loài đã có sẵn trong ngân hàng mô như mô sụn, mô xương, hay các cơ quan nội tạng. Tuy nhiên, phương pháp ghép xương đồng chủng lại tồn tại nhược điểm chính là tính an toàn và có thể xảy ra tình trang bị viêm nhiễm.

Ghép xương nhân tạo: xương nhân tạo được ứng dụng trong nha khoa là xương chứa thành phần Hydroxy apatite hoặc là Beta-tricalcium photphate. Phương pháp này được ứng dụng khá phổ biến hiện nay, chất liệu để thực hiện cấy ghép vào xương hàm cũng đã được kiểm định và đánh giá về mức độ an toàn, phù hợp với cơ thể, không làm xâm lấn đến những bộ phận khác trên cơ thể.

Ưu điểm của xương nhân tạo chính là không bị hạn chế về số lượng, ngoài ra còn có cơ chế tự tiêu để có thể tạo ra một khoảng trống phù hợp để xương tự thân có thể phát triển một cách tốt nhất. Tuy vậy, phương pháp này cũng có nhược điểm chính là thời gian ghép xương khá dài (tùy vào thể trạng của mỗi người). Do đó, quá trình thực hiện cắm ghép implant cũng sẽ kéo dài hơn so với những ca cắm ghép thông thường khác.

Trên đây là những giải đáp dành cho bạn, hi vọng sẽ giúp bạn gỡ rối phần nào về những băn khoăn về phương pháp làm răng implant.

Hệ thống Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn

Với hơn 16 chi nhánh khắp các tỉnh thành phố

Địa chỉ : 1256 Võ Văn Kiệt, Phường 10, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

Hotline : 1800 6836

website: https://benhvienranghammatsg.vn

Tin cùng chuyên mục