Để thực hiện mục tiêu đến năm 2030 là phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như nghị quyết nêu, bên cạnh các giải pháp căn bản, chiến lược cần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng nhằm phát huy sức mạnh của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng để doanh nghiệp phát triển và cống hiến là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và đội ngũ doanh nhân gắn với quá trình hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Trong đó, cần chú trọng phát triển đảng viên, xây dựng tổ chức đảng trong doanh nghiệp; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong các loại hình doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới. Đồng thời xây dựng cơ chế phối hợp giữa cấp ủy với tập thể lãnh đạo doanh nghiệp nhằm phát huy vai trò của cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên; đẩy mạnh thực hiện chủ trương kết nạp đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn, điều kiện; thành lập đảng bộ cơ sở tại khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp ở nơi có đủ điều kiện….
Đảng ta không chỉ chủ trương phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý mà còn đặt ra mục tiêu xây dựng đội ngũ doanh nhân có tầm nhìn, trí tuệ, đạo đức, tinh thần kinh doanh, làm giàu chính đáng, năng động, sáng tạo, năng lực quản trị tiên tiến, tuân thủ pháp luật; có trách nhiệm xã hội, ý thức bảo vệ môi trường, đóng góp xứng đáng cho các mục tiêu phát triển đất nước.
Bởi vậy các cấp ủy đảng cần coi trọng lãnh đạo đội ngũ doanh nhân thực hành chuẩn mực đạo đức kinh doanh, thực hiện trách nhiệm xã hội, chú trọng nâng cao ý thức trách nhiệm doanh nhân, xây dựng đạo đức doanh nhân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Gửi phản hồi
In bài viết