Độc đáo chiếc khèn của người Mông

- Khèn trong cuộc sống của người Mông là một nhạc cụ không thể thiếu và là một phần quan trọng tạo nên nét văn hóa đặc sắc của đồng bào.

Một tiết mục biểu diễn khèn Mông tại Liên hoan văn nghệ, thể thao dân tộc Mông huyện Hàm Yên năm 2024. Ảnh: Quang Lê

Khèn có mặt hầu hết trong mọi mặt đời sống sinh hoạt, văn hóa và tâm linh của người Mông. Người Mông nhiều nơi ở Tuyên Quang như Xuân Lập, Bình An (Lâm Bình), Kiến Thiết, Hùng Lợi (Yên Sơn), Tân An (Sơn Dương), Yên Thuận, Yên Lâm (Hàm Yên)… vẫn còn lưu giữ cây khèn Mông như là biểu tượng trong đời sống văn hóa từ đời này sang đời khác.

Khèn Mông có 6 ống làm từ 1 loại trúc gắn trên 1 cái bầu bằng gỗ khoét rỗng, kết nối bằng nhựa cây và vỏ cây đào rừng. Thứ duy nhất từ kim loại là lam đồng (lưỡi gà). Mọi công đoạn đều làm thủ công với những dụng cụ đồng bào tự chế. Bầu đàn thường được làm từ loại gỗ thông như thông đá, kim giao. Các nghệ nhân làm khèn đều đo bằng tay và ngắm bằng mắt để chế tác. Không có nguyên tắc chung nhưng để có được cây khèn ưng ý, thổi được đúng các làn điệu dân ca Mông, cần sự khéo léo, kiên nhẫn và kinh nghiệm.

Dương Cầm

Tin cùng chuyên mục