Việc tổ chức đợt sinh hoạt với yêu cầu phải được triển khai nghiêm túc, thường xuyên, sâu rộng tới từng chi bộ, tuyên truyền, phổ biến đến các tầng lớp nhân dân. Hình thức tổ chức phong phú, đa dạng, sáng tạo, hiệu quả, tiết kiệm, gắn với các hoạt động triển khai đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, các sự kiện chính trị của đất nước, địa phương, bộ, ngành, cơ quan, đơn vị.
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn phong phú và rút ra những vấn đề có tính lý luận về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam, tác phẩm đã khẳng định đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là “một việc làm cần thiết, tất yếu, một xu thế không thể đảo ngược”. Mục tiêu “là nhằm làm trong sạch Đảng và bộ máy Nhà nước, để phát triển đất nước”.
Toàn bộ những giá trị lý luận và thực tiễn mà cuốn sách mang lại chính là “vũ khí” sắc bén góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, phản động về công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta. Cuốn sách được xem là “cẩm nang” đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta, tài liệu gối đầu giường của cán bộ, đảng viên trong “tự soi, tự sửa”.
Tác phẩm đã chỉ rõ phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, trong đó đặc biệt chú trọng công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế trên các lĩnh vực, từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để bảo đảm “không thể”, “không dám”, “không muốn”, “không cần” tham nhũng, tiêu cực...
Cấp ủy, tổ chức đảng, các cấp, các ngành, địa phương cần vận dụng đúng đắn, phù hợp các bài học kinh nghiệm được đúc rút từ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nêu trong cuốn sách này. Phải biến quyết tâm chính trị thành hành động thực tế; thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; nhất quán phương châm phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực từ sớm từ xa, cả ngọn lẫn gốc.
Gửi phản hồi
In bài viết