Miền thổ cẩm

- Tuyên Quang có 22 dân tộc anh em sinh sống với những nét văn hóa đặc sắc, đan xen. Nhiều giá trị văn hóa được lưu giữ, bảo tồn, phát huy, điển hình là nghề thêu thổ cẩm của đồng bào các dân tộc Tày, Dao, Mông, Pà Thẻn, Nùng… Nơi đây được ví như “miền thổ cẩm”.

các sản phẩm thổ cẩm của huyện Lâm Bình rất đa dạng, phong phú về màu sắc.

Thêu thổ cẩm được đồng bào các dân tộc vùng cao của Tuyên Quang như Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình bảo tồn không chỉ phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn tạo ra các sản phẩm du lịch bắt mắt, hấp dẫn du khách.

Các sản phẩm thổ cẩm được thêu thủ công bằng tay nên rất tinh tế với nhiều hoa văn phong phú, mang ý nghĩa khác nhau. Các sản phẩm thổ cẩm của đồng bào các dân tộc cũng rất đa dạng như túi, ví, khăn, chăn, vỏ gối, khăn tay, quần áo, mũ đội đầu, địu, móc chìa khóa…

Du khách khi đến với những bản làng vùng cao ở Tuyên Quang còn được trải nghiệm quy trình dệt vải, thêu thổ cẩm của đồng bào các dân tộc.

Việc gìn giữ và phát huy, trao truyền văn hóa thổ cẩm của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang đã góp phần làm nên bức tranh đầy màu sắc của văn hóa các dân tộc.

Tin, ảnh: Dương Cầm

Tin cùng chuyên mục