Sản vật địa phương

- Tuyên Quang được biết đến với đa dạng các sản vật đặc trưng làm nức lòng thực khách. Mỗi sản vật là sự kết tinh tình yêu lao động, sáng tạo, làm nên hương vị quê hương say đắm lòng người...

Sắc màu chợ quê Phúc Sơn

- Xã Phúc Sơn (Chiêm Hóa) vừa tổ chức Hội chợ quê lần đầu tiên. Hội chợ giúp bà con trong xã, huyện giao lưu hàng hóa, đồng thời giới thiệu, quảng bá sản phẩm của địa phương với du khách gần xa, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.

Nhộn nhịp cảng cá bến thủy - Na Hang

- Mỗi buổi chiều, từng đoàn thuyền thu mua tôm, cua, cá của ngư dân đánh bắt trên hồ sinh thái Na Hang được tập kết về khu vực bến thủy, thị trấn Na Hang (Na Hang) để bán cho các thương lái vận chuyển về các tỉnh miền xuôi. Không khí lao động nhộn nhịp, đầy ắp niềm vui khi cá tôm đầy thuyền…

Phong phú chợ quê Côn Lôn

- Chợ quê được tổ chức mỗi năm một lần tại xã Côn Lôn (Na Hang) vào đúng mùa cốm. Đây là dịp để người dân trong xã và các xã lân cận như Yên Hoa, Khâu Tinh, Thượng Nông, Thượng Giáp, Sinh Long… mang các sản phẩm nông sản đến giao thương. Với trên 200 sản phẩm nông nghiệp được bày bán và giới thiệu với du khách như trứng gà ta, rau rừng, đỗ, các loại bánh truyền thống, cốm, gạo, ngô nếp, khoai sọ, trám cho đến các loại cây ăn quả như hồng không hạt, bưởi, chuối…tạo nét riêng và phong phú cho chợ quê Côn Lôn.

Nghệ nhân tương lai

- Chị Tề thị Hiền, dân tộc Tày, thôn Nà Muông, xã Khuôn Hà (Lâm Bình) không chỉ sản xuất giỏi mà còn là hạt nhân văn nghệ xuất sắc. Chị có ước nguyện dạy con học đàn tính để trở thành người lưu truyền văn hóa của dân tộc.

Người giữ "lửa" then

- Ông Hà Văn Thuấn, xã Tân An (Chiêm Hóa) luôn nhiệt tình, trách nhiệm với việc giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc Tày. Không chỉ sáng tác, biểu diễn văn nghệ, ông còn đào tạo hát then, đàn tính cho nhiều thanh niên. Ông được nhân dân ca ngợi là người giữ "lửa" then", được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.

Truyền nghề

- Tuy tuổi cao sức yếu, nhưng vợ chồng ông Tiêu Xuân Học 76 tuổi và bà Vương Thị Quy 70 tuổi, dân tộc Cao Lan, thôn Cây Thị, xã Đội Bình (Yên Sơn) vẫn tích cực truyền nghề cho con cháu làm trống sành phục vụ du khách trong nước và quốc tế.

Hơn 50 năm gắn bó với cây đàn Tính

- Với niềm đam mê hát Then, ông Thàm Ngọc Kiến, tổ 15, phường Minh Xuân (TP Tuyên Quang) đã làm ra hàng nghìn cây đàn Tính để phục vụ những người yêu thích nghệ thuật hát Then. Mang vẻ đẹp và sự tinh tế riêng, cây đàn của ông nhiều năm qua được lựa chọn là sản phẩm du lịch của tỉnh, trưng bày ở nhiều gian hàng, hội chợ trong nước. Bí quyết của ông không gì ngoài thành tâm, tỉ mỉ, nhẹ nhàng trong từng công đoạn làm đàn. Để có được một cây đàn Tính như ý, ông Kiến tự tay làm các công đoạn, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến trang trí hoàn thiện.

Tin xem nhiều

Nắng nóng kéo dài, sông khô, hồ cạn

- Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, nắng nóng khắc nghiệt, hạn hán đã và đang tác động nghiêm trọng đến các hồ thủy điện, hồ thủy lợi, sông suối trên địa bàn tỉnh.

Khai hội Đền Ỷ La 2023

- Sáng 1-3, tại Di tích Quốc gia đền Ỷ La (TP Tuyên Quang), phường Ỷ La tổ chức chương trình khai hội Đền Ỷ La năm 2023. Tham dự có lãnh đạo UBND thành phố cùng đông đảo nhân dân ...

Mùa mận Tam hoa Nà Lạ

- Thôn Nà Lạ là thôn duy nhất của xã Sơn Phú (Na Hang) trồng mận. Toàn thôn hiện có khoảng 200 cây mận, mỗi cây đều cho năng suất trên 100kg quả, với giá bán hiện nay  khoảng ...

Mùa tri ân, mùa hi vọng

- Khi những cánh phượng hồng nở rộ nơi sân trường báo hiệu mùa hè đến, đó cũng là mùa thi, mùa chia tay và hy vọng của tuổi học trò. Trong dịp này, các trường THPT trên địa bàn ...