Đường vào thôn Bản Biến, xã Phúc Sơn (Lâm Bình) là những cung đường dốc núi quanh co được bao bọc bởi những dãy núi đá cao ngút ngàn…. Bất kỳ ai khi lần đầu đặt chân đến vùng đất yên bình này, cũng bị cuốn hút bởi vẻ đẹp mộc mạc, đơn sơ của những hàng rào đá. Hàng rào xuất hiện khắp nơi, từ đầu bản đến cuối bản, quanh vườn nhà các hộ dân và len lỏi ra cả những cánh đồng, thửa ruộng, nương ngô... Những người cao tuổi ở đây kể rằng, hàng rào đá có từ xa xưa, thế hệ cha ông họ đã nhặt đá kè bờ ao, bờ ruộng, nương ngô, quanh nhà… Nó có tác dụng làm ranh giới giữa nhà này với nhà khác, đồng thời còn là bức tường kiên cố chống sạt lở đất, chống gia súc vào phá cây trồng…
Cổng Làng văn hóa thôn Khâu Tràng, xã Hồng Thái (Na Hang) được xây dựng từ phiến đá
tạo nên vẻ độc đáo ấn tượng với du khách.
Những viên đá nhẵn bóng được lấy từ những con suối được xếp thành hàng rào bao quanh nhà.
Những viên đá được người dân thôn Bản Biến, xã Phúc Sơn (Lâm Bình) xếp làm hàng rào trước hiên nhà.
Ông Ma Phúc Hiền, thôn Bản Biến, xã Phúc Sơn (Lâm Bình) cho biết: Để hàng rào đá bền, đẹp thì phải chọn đá già, đá suối, chắc chắn, những phiến đá to, phẳng lì, xếp khít nhau, viên nọ tì lên viên kia. Xếp đá cần phải tỉ mỉ, kỳ công, chọn đá càng kỹ, xếp đá càng chặt thì tường đá sẽ được bền lâu.
Những viên đá được gia đình anh Ma Phúc Hà thôn Bản Biến, xã Phúc Sơn (Lâm Bình)
xây dựng làm tường bao, cổng nhà Homestay.
Trước sự phát triển của đời sống xã hội, hàng rào đá cũng có pha chút hiện đại nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống vốn có từ lâu đời. Nếu như trước đây, hàng rào đá được dựng lên liên kết với nhau bằng cách chèn những viên đá bé hơn vào khoảng hở giữa hai viên đá cho khít thì giờ đây những viên đá đã được gắt kết bằng xi măng để xây dựng các công trình lớn hơn tại các làng văn hóa, các cơ sở Homestay như cổng chào làng văn hóa, cổng nhà, các công trình du lịch khác… tạo điểm nhấn độc đáo đối với du khách thập phương khi tới đây trải nghiệm.
Gửi phản hồi
In bài viết